Người lao động không nghỉ phép có được thanh toán tiền không?

26/05/2023
Người lao động không nghỉ phép có được thanh toán tiền không?
221
Views

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là doanh nghiệp tôi có quy định thời gian nghỉ phép cho người lao động, tuy nhiên tôi không có việc gì để sử dụng đến những ngày nghỉ phép này nên vẫn đi làm trong những ngày nghỉ phép đó. Tôi thắc mắc rằng khi người lao động không nghỉ phép có được thanh toán tiền không? Nếu được, số tiền sẽ nhận được là bao nhiêu? Mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, tại nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, bạn đọc tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Thời gian nào được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động?

Khi tham gia vài quan hệ lao động, nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động được hưởng trong một năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào. Vậy pháp luật quy định thời gian nào được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động?

Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”

Người lao động không nghỉ phép có được thanh toán tiền không?

Trong quan hệ lao động thì tiền lương được biết đến là một khoản tiền mà người sử dụng lao động dùng để chi trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo thoả thuận. Đối với người lao động thì tiền lương lại được biết đến là phần bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất. Vậy khi không nghỉ phép thì có được thanh toán tiền hay không? Chi tiết, theo quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể cách tính tiền lương những ngày người lao động chưa nghỉ hết phép tại khoản 3 Điều 67 Nghị định này.

Theo đó số tiền lương mà người lao động được nhận cho những ngày chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết được dựa trên tiền lương theo hợp đồng lao động trước khi nghỉ việc/thôi việc/mất việc làm chia cho số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề nhân với số ngày được tính là nghỉ phép năm.

Người lao động không nghỉ phép có được thanh toán tiền không?

Cụ thể, công thức tính tiền lương ngày phép năm chưa nghỉ/chưa nghỉ hết của người lao động như sau:

Tiền lương ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết
=
Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề
:
 
Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề
x
Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

Từ quy định trên, suy ra, nếu người lao động nghỉ việc hoặc bị mất việc làm, số ngày phép chưa nghỉ sẽ được thanh toán tiền căn cứ vào:

  • Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề của người lao động;
  • Số ngày làm việc bình thường trong tháng liền kề tháng được thanh toán tiền nghỉ phép năm;
  • Số ngày nghỉ/hoặc chưa nghỉ hết phép năm của người lao động;

Ví dụ: Chị Trần Thị H nghỉ việc tại công ty từ 01/10/2021. Tính đến ngày 30/10/2022, chị H còn dư 04 ngày phép năm chưa nghỉ. Tiền lương theo hợp đồng lao động của chị H tháng 09/2022 là 08 triệu đồng/tháng. Tháng 09/2022, số ngày làm việc bình thường là 23 ngày.

Cuối tháng 10 chị H nghỉ việc do hết hạn hợp đồng mà các bên không thực hiện gia hạn.

Như vậy, chị H còn dư 04 ngày nghỉ phép. Khi nghỉ việc tại công ty, số tiền lương cho số ngày phép chưa nghỉ của chị H được tính như sau:

8.000.000 đồng : 23 ngày làm việc x 4 ngày chưa nghỉ = 1.391.304 đồng

Như vậy, chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất áp dụng cho năm 2023 được thực hiện khi người lao động nghỉ việc/mất việc làm mà chưa nghỉ/hoặc nghỉ chưa hết ngày nghỉ hàng năm của họ.

Tiền lương trong những ngày này được tính dựa trên tiền lương liền kề tháng nghỉ việc/thôi việc/mất việc làm, thời gian làm việc và số ngày nghỉ được nhận tiền lương của người lao động.

Doanh nghiệp hay cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả tiền phép cho người lao động?

Tiền lương phép năm cũng có thể coi là một trong những khoản thu nhập một lần của người lao động khi làm việc cho người sử dụng lao động. Tiền chi trả cho những ngày nghỉ phép năm được Bộ luật Lao động 2019 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành quy định là tiền lương mà không phải là tiền hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hay nói cách khác, tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản tiền hỗ trợ khác (nếu có). Đồng thời, nghỉ phép hàng năm là quyền lợi cho người lao động.Vậy nên, việc chi trả số tiền trong thời gian nghỉ hàng năm do công ty thực hiện. Người lao động nhận trực tiếp khoản tiền này từ công ty.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người lao động không nghỉ phép có được thanh toán tiền không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chi phí sang tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Điều kiện để được nghỉ phép năm là gì?

Điều kiện để được hưởng nghỉ phép năm là:
 – Người lao động phải có thời gian làm cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Tức là phép năm sẽ bắt đầu phát sinh từ tháng làm việc thứ 13 trở đi.
– Trường hợp thời gian làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép năm sẽ được tính tương ứng với số tháng làm việc, tức cứ mỗi tháng được tính 1 ngày phép (trong điều kiện làm việc bình thường).

Thời gian nghỉ phép năm trước có được cộng dồn không?

Theo quy định trên, việc nghỉ phép hằng năm của người lao động sẽ được thực hiện theo lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động đã quy định. Mặc dù do người sử dụng lao động quy định nhưng trước khi ban hành lịch nghỉ phép năm, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động.
Tuy nhiên để người lao động có thể thực hiện linh hoạt quyền nghỉ phép hằng năm của mình, quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng cho phép các bên thỏa thuận để nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Xử lý thế nào khi người lao động tự ý nghỉ phép năm không theo lịch đã quy định?

Nếu người lao động tự ý nghỉ phép năm không theo lịch đã quy định thì sẽ bị coi là tự ý bỏ việc. Theo đó, người này sẽ bị xử phạt lý kỷ luật lao động.
Nặng nhất, người lao động còn bị xử lý sa thải nếu tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng (khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động).
Thậm chí, người lao động còn có thể bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không được báo trước nếu nghỉ không phép từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng (điểm e khoản 1 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.