Trên thực tế hiện nay, không phải lúc nào người lao động cũng có thể thực hiện theo đúng hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp người sử dụng lao động sắp xếp cho người lao động làm việc không đúng hợp đồng hoặc những công việc nguy hiểm; ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Vậy có trường hợp nào người lao động được từ chối làm việc hay không?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người lao động là gì?
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật lao động.
Quyền của người lao động
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 về quyền và nghĩa vụ của người lao động thì người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người lao động có được từ chối làm việc hay không?
Bộ luật Lao động 2019 cho phép NLĐ được từ chối làm việc trong những trường hợp gồm:
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc (theo điểm d Khoản 1 Điều 5).
- Từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt, cụ thể:
Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ để thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người; tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa; khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.
Tuy nhiên nếu công việc này có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ thì NLĐ được quyền từ chối làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (Khoản 2 Điều 108).
- Trường hợp NSDLĐ chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm…mà NLĐ không đồng ý (Khoản 1 Điều 29).
NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc; thì NSDLĐ phải trả lương ngừng việc theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu quyết định xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải
- Có được từ chối ký hợp đồng với ứng viên trúng tuyển?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Người lao động được từ chối làm việc hay không?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 99 BLLĐ 2019 có quy định:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
Như vậy, NLĐ vẫn sẽ được trả lương ngừng việc.
– Khi gặp các khó khăn đột xuất mà nguyên nhân là do ảnh hưởng từ thiên tai, hỏa hoạn hoặc các loại dịch bệnh nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con người.
– Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Đối với trường hợp này người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp được lấy lý do này để tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
– Để áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Khắc phục các sự cố về điện, nước.
Để bảo vệ quyền lợi người lao động, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính Phủ có quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.