Hiện nay, không ít người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm. Các trường hợp này vừa đi làm thêm, vừa nhận lương hưu; và được xếp vào lao động cao tuổi. Vậy người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động 2019;
Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Nội dung tư vấn
Người lao động cao tuổi là gì?
Khoản 1 điều 148 luật lao động 2019 có định nghĩa người lao động cao tuổi như sau:
Điều 148. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
Cụ thể, khoản 2 điều 169 lại quy định như sau:
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Tóm lại, người lao động cao tuổi là những người vẫn tiếp tục đi làm khi đã đến tuổi được nghỉ hưu. Tuổi nghỉ hưu căn cứ theo khoản 2 điều 169 bộ luật lao động 2019.
Người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Khoản 9 điều 123 luật bảo hiểm xã hội quy định:
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bên cạnh đó, khoản 3 điều 168 luật lao động 2019 có quy định:
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động cao tuổi không phải đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người lao động cao tuổi còn được người sử dụng lao động chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 bộ luật lao động 2019 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày; hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức; mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.