Sao kê giải trình thu chi là bản sao chi tiết những phát sinh giao dịch của tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tổ chức. Những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Nhờ có sao kê tài khoản; bạn có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động chi tiêu của mình. Sao kê chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản. Vậy người làm từ thiện không minh bạch, người ủng hộ tiền có quyền kiện hay không? Họ có được yêu cầu người làm từ thiện sao kê không? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Hiến pháp 2013
Ai cũng có quyền yêu cầu người từ thiện, sao kê giải trình thu chi?
Khoản 1 điều 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 568. Quyền của bên ủy quyền
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
Do đó; bên được ủy quyền (người làm từ thiện) chỉ có nghĩa vụ báo cáo đối với bên ủy quyền (người ủng hộ); và ngược lại, chỉ người ủng hộ mới có quyền yêu cầu người làm từ thiện báo cáo về công việc đó.
Như vậy; không phải ai cũng có quyền yêu cầu người làm từ thiện phải sao kê, giải trình các khoản thu chi. Chỉ những người gửi tiền ủng hộ; mới có quyền yêu cầu người từ thiện làm việc này. Đồng thời; người làm từ thiện chỉ có nghĩa vụ sao kê, báo cáo về các khoản thu chi cho những người quyên góp.
Người từ thiện không sao kê, người ủng hộ tiền được phép lên tiếng chỉ trích trên mạng xã hội?
Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định:
Bất cứ ai cũng có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình; bao gồm cả việc chỉ trích, phê phán những việc làm sai trái.
Tuy nhiên; việc chỉ trích người khác trên mạng xã hội cần phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền nhân thân, danh dự, uy tín, nhân phẩm; không đưa những thông tin sai sự thật mang tính chất vu khống, bôi nhọ, làm nhục người khác.
Người làm từ thiện không minh bạch, người ủng hộ tiền có quyền kiện?
Trường hợp nghi ngờ việc từ thiện không minh bạch; người ủng hộ tiền có quyền yêu cầu làm rõ. Nếu người làm từ thiện không thực hiện được; thì có thể coi đó là hành vi vi phạm hợp đồng ủy quyền, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người ủng hộ tiền.
Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Do đó; cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó; người ủng hộ hoàn toàn có thể khởi kiện người làm từ thiện nếu việc làm này không minh bạch.
Câu hỏi thường gặp
Không phải ai cũng có quyền yêu cầu người làm từ thiện phải sao kê, giải trình các khoản thu chi. Chỉ những người gửi tiền ủng hộ; mới có quyền yêu cầu người từ thiện làm việc này. Đồng thời; người làm từ thiện chỉ có nghĩa vụ sao kê, báo cáo về các khoản thu chi cho những người quyên góp.
Bất cứ ai cũng có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình; bao gồm cả việc chỉ trích, phê phán những việc làm sai trái.
Tuy nhiên; việc chỉ trích người khác trên mạng xã hội cần phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền nhân thân, danh dự, uy tín, nhân phẩm; không đưa những thông tin sai sự thật mang tính chất vu khống, bôi nhọ, làm nhục người khác.
Cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó; người ủng hộ hoàn toàn có thể khởi kiện người làm từ thiện nếu việc làm này không minh bạch.
Thông tin Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Người làm từ thiện không minh bạch, người ủng hộ tiền có quyền kiện?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833.102.102.
Xem thêm: Không trao hết tiền ủng hộ do sự kiện bất khả kháng, giữ lại từ thiện khác?