Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?

11/09/2022
Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?
541
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay Luật quy định về điều kiện kết hôn như thế nào. Tôi có đứa cháu trai bị hơi khờ, khuyết tật. Hôm trước, cháu tôi đi đăng ký kết hôn thì cán bộ ở xã nói không được. Tôi cảm thấy điều này hết sức vô lý vì kết hôn là quyền của mỗi người. Ai cũng có quyền được lập gia đình, được hạnh phúc thì làm sao cấm được. Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Kết hôn là gì theo quy định pháp luật?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?
Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?

Điều kiện kết hôn hiện nay được quy định thế nào?

 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;”

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?

Hiến pháp việt Nam năm 2013 có quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.,

Chính từ vậy tất cả công dân Việt Nam đều có quyền kết hôn theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng tiến bộ một vợ một chồng dựa theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và thỏa mãn không vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật trên.

Mặc dù vậy trong trường hợp bạn và chị A muốn kết hơn với nhau mà chị A bị khuyết tật trí tuệ ở mức độ nhẹ và cán bộ hộ tịch từ chối việc đăng ký kết hôn là có căn cứ khi xem xét trên khía cạnh điều kiện năng lực hành vi dân sự.

Bên cạnh đó, Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015, mất năng lực hành vi dân sự có thể hiểu là “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.

Trên thực tế, người bị thiểu năng trí tuệ là người có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thấp hơn những người bình thường. Chính vì vậy họ có thể việc để họ thể hiện sự tự nguyện của họ đối với việc đăng ký kết hôn trên thực tế có thể không rõ ràng. Hiện nay,tuy pháp luật không cấm nhưng với những người bị thiểu năng mà có sự hạn chế về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi (có hoặc không có quyết định của Tòa án) thì việc đăng ký kết hôn có thể gặp khó khăn, khi cán bộ tư pháp xã, phường tiếp nhận và xử lý thông tin về điều kiện đăng ký kết hôn.

Như đã phân tích thì pháp luật chỉ cấm kết hôn đối với những người mất năng lực hành vi dân sự. Nếu cháu của chị bị khuyết tật trí tuệ ở mức độ nhẹ nhưng chứng minh được việc nhận thức chậm hơn người bình thường nhưng vẫn có thể tự giao tiếp như người bình thường, có thể tự nhận thức làm chủ hành vi của mình, chưa bị mất năng lực hành vi dân sự thì xác định cháu của chị không thuộc trường hợp không đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên. Hai bạn vẫn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn như bình thường nếu những điều kiện khác các bạn đáp ứng đủ.

Thủ tục đăng ký kết hôn hiện nay như thế nào?

– Người có yêu cầu việc đăng ký kết hôn nộp sơ tại bộ phận “Một cửa” của UBND cấp xã;
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ và xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hướng dẫn người đi đăng ký kết hôn hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết;
– Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì UBND cấp xã từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng văn bản cho đương sự và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp xã.

Thành phần, số lượng hồ sơ

– Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu và xuất trình chứng minh thư nhân dân.
+ Tùy từng trường hợp người có yêu cầu việc đăng ký kết hôn còn phải các giấy tờ sau:
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do thủ trưởng đơn vị đang công tác cấp.
Việc xác định tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định và còn giá trị theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;
Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?
Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn hay không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:

Câu hỏi thường gặp

Chế độ hôn nhân và gia đình được hiểu như thế nào?

Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Tập quán đăng ký kết hôn giữa các vùng miền bao gồm những gì?

Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định ra sao?

Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

5/5 - (3 bình chọn)

Comments are closed.