Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông hay không?

23/10/2021
681
Views

Hiện nay, tình trạng vi phạm, đi không đúng làn đi bộ, có cầu bộ hành không đi mà băng qua đường… của nhiều người đi bộ vẫn diễn ra rất phổ biến. Nhiều người hầu như không quan tâm, thậm chí không biết đến những quy định của luật giao thông khi đi lại trên đường. Người tham gia giao thông chủ quan là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vậy người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông hay không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Lưu ý đối với người đi bộ khi tham gia giao thông

Theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành, Điều 9, Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019, người đi bộ cần lưu ý thực hiện tốt các quy tắc giao thông sau:

– Không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;

– Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn; nếu không có các tín hiệu giao thông thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường;

– Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

– Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.

Người đi bộ không được phép làm gì?

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 32, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người đi bộ không được phép là :

+ Người đi bộ không được phép vượt qua dải phân cách, không được đu bám vào các phương tiện giao thông đang lưu hành.

+ Người đi bộ khi mang vác vật cồng kềnh thì phải đảm bảo được an toàn khi đi qua đường.

+ Người đi bộ mang vác đồ cồng kềnh không được gây trở ngại cho mọi người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ xung quanh.

Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông hay không?

Xử phạt hành chính

Trường hợp vi phạm các quy tắc khi tham gia giao thông, người đi bộ có thể bị phạt tiền.

Cụ thể, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi người đi bộ đi vào đường cao tốc;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc; trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc

– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang; cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.

Theo Nghị định 46, từ ngày 1-1-2018, người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định; vượt qua dải phân cách hoặc đi vào đường cao tốc có thể bị phạt hành chính.

Xử phạt hình sự

Ngoài ra, theo điều 260 Bộ Luật Hình sự; người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử lý như người điều khiển phương tiện; nếu gây hậu quả nghiêm trọng (thiệt hại tài sản hơn 1 tỉ đồng, làm chết người…); có thể bị phạt tù từ 7-15 năm.

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế; dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông hay không?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp không có vỉa hè thì người đi bộ có được đi xuống lòng đường không?

Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường”.

Người đi bộ có được mang vác vật cồng kềnh khi tham gia giao thông không?

Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

Người đi bộ không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu bị phạt thế nào?

Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận