Quân phục bộ đội là mặt hàng đặc thù, chỉ được sản xuất, cung cấp bởi các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và được cấp để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ. Nhưng hiện nay, quân phục của những người chiến sỹ lại được bán tràn lan trên các trang mạng xã hội, và người dân không lường trước được hậu quả xảy ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Người dân có được mặc quân phục không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 82/2016/NĐ-CP
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Quân phục là gì?
Quân phục quân đội nhân dân Việt Nam là hệ thống trang phục cho chiến sĩ và sĩ quan các cấp trong các quân chủng, binh chủng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Đối tượng được phép mặc quân phục
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam đã nêu rõ: “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người bình thường không được tự ý mặc quân phục vì đây là hàng cấm lưu thông trên thị trường. Tùy theo mức độ vi phạm mà người tự ý mặc quân phục khi không phải công an có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những người được mặc quân phục chỉ bao gồm các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP, bao gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan – binh sĩ được sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và công nhân, viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mặc quân phục khi không phải công an có bị xử phạt không?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Ngoài ra, Điều 32 Nghị định 120/2013 /NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng quân trang cũng nêu rõ:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đội mũ có gắn quân hiệu trái phép;
b) Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Do quân phục chỉ được sử dụng cho cá nhân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, chính vì vậy hành vi sử dụng trái phép trang phục công an sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với trường hợp mặc mặc quân phục khi không phải là công an thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm là quân phục.
Vi phạm về sử dụng và quản lý quân trang
Theo Điều 32 Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về sử dụng quân trang, cụ thể có các hành vi: Đội mũ có gắn quân hiệu trái phép; Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
– Đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý quân trang, hình thức xử phạt được quy định tại Điều 33 Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đổi trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi tàng trữ trái phép, đổi trái phép, buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác. sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài hình phạt chính trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người dân có được mặc quân phục không”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ,cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc sử dụng quân phục được thực hiện theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BQP về việc sử dụng quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 3, Điều 4 Nghị định số 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt nam quy định như sau: “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Với trường hợp của bạn, việc bạn mua một bộ quân phục bộ đội trên mạng, có gắn quân hàm và có ý định livestream trên mạng biểu diễn văn nghệ là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Cụ thể là vi phạm đối tượng được sử dụng quân phục, quân hàm.
Hành vi này của bạn nếu thực hiện có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 32 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu về hành vi vi phạm quy định về sử dụng quân trang. Theo đó, mức xử phạt theo quy định đối với hành vi mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cảnh tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng binh chủng trái phép là phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, tức bộ quân phục bạn đã mua trên mạng phục vụ việc livestream trước đó.
Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị Định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của quân đội nhân dân Việt Nam: “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”