Người đại diện theo ủy quyền là gì?

04/12/2021
Người đại diện theo ủy quyền là gì?
613
Views

Theo quy định có pháp luật, có hai loại người đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật; hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Vậy người đại diện theo ủy quyền là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Đại diện là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Đại diện được hiểu là chủ thể dân sự này nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của một chủ thể dân sự khác để tham gia vào giao dịch dân sự. Đại diện có hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Người đại diện theo ủy quyền là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 thì “ủy quyền” phải là việc chính chủ thể có quyền tự mình trao quyền cho chủ thể khác (đủ năng lực thực hiện) để thay mình tham gia vào các giao dịch dân sự.

Tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chủ thể dân sự của quan hệ đại diện theo ủy quyền là cá nhân và pháp nhân. Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Pháp nhân thì phải có tư cách pháp nhân trong quá trình tham gia quan hệ ủy quyền. Những chủ thể khác như tổ chức không phải là pháp nhân thì phải lựa chọn ra một cá nhân có đủ thẩm quyền để đại diện tổ chức đó tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy quyền.

Như vậy, thì đại diện theo ủy quyền tức là việc một cá nhân, pháp nhân (bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một cá nhân, pháp nhân khác (bên được đại diện) tiến hành xác lập; thực hiện các giao dịch dân sự thông qua việc được bên được đại diện “trao quyền” hợp pháp.

Hình thức ủy quyền nào có giá trị pháp luật?

Hiện nay, việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến; các bên có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch bằng nhiều hình thức, kể cả bằng miệng. Tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì; phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị pháp luật.

Các trường hợp người đại diện theo ủy quyền

Các trường hợp đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập; thực hiện giao dịch dân sự.
  • Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình; tổ hợp tác; tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Phạm vi đại diện theo uỷ quyền

Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện theo ủy quyền như sau:

+ Khi tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy quyền thì người đại diện chỉ được phép thực hiện những giao dịch mà được người được đại diện ủy quyền cho. Nội dung ủy quyền này sẽ được xác lập theo sự thỏa thuận thống nhất của hai bên. Tóm lại phạm vi ủy quyền chỉ cần không trái đạo đức xã hội; không vi phạm điều cấm của pháp luật thì theo sự ủy quyền này; người đại diện theo ủy quyền sẽ thực hiện những gì trong phạm vi mà mình được đại diện.

+ Phạm vi đại diện theo ủy quyền phải được người đại diện theo ủy quyền thông báo cho tất cả những chủ thể có liên quan khi tham gia giao dịch dân sự, đây là trách nhiệm của người đại diện; đặc biệt đối với bên thứ ba, những người có quyền lợi và nghĩa vụ đối với giao dịch đó. Nếu đại diện theo ủy quyền nhưng không xác định rõ phạm vi đại diện thì chỉ thực hiện giao dịch vì lợi ích của người được đại diện; trừ luật có quy định khác.

+ Bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào đều có thể làm đại diện theo ủy quyền của nhiều cá nhân, pháp nhân khác, tuy nhiên nếu đã nhận sự ủy quyền của một chủ thể thì không thể tham gia giao dịch mà giữa mình với chính bên mình được ủy quyền, mình nhân danh đại diện cho chủ thể đó.

Hậu quả pháp lý của đại diện theo ủy quyền

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập; thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện; trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Chấm dứt đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự thỏa thuận giữa các bên. Do đó việc chấm dứt đại diện phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và sự định đoạt của các chủ thể dẫn đến việc chấm dứt đó. Các trường hợp chấm dứt bao gồm:

Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc đã hoàn thành

Chấm dứt ủy quyền khi cá nhân ủy quyền; hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền; hoặc người đại diện theo ủy quyền từ chối nhận ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền còn chấm dứt khi cá nhân được ủy quyền chết, pháp nhân chấm dứt; hoặc do một trong số các quyết định của Tòa án về tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Người đại diện theo ủy quyền là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ xác lập quyền đại diện là gì?

Theo quy định tại Điều 135 BLDS 2015: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện?

Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận