Người đã chết có được hưởng di sản thừa kế không?

30/04/2022
Người đã chết có được hưởng di sản thừa kế không?
993
Views

Di sản thừa kế được hiểu một cách đơn giản là tài sản của người đã qua đời để lại và sẽ được tiến hành chuyển dịch sang cho người hiện đang còn sống. Việc chia di sản của người đã qua đời được thực hiện dựa trên 2 căn cứ đó là theo di chúc của người đã qua đời để lại hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong các vấn đề liên quan đến việc chia di sản thừa kế như: những người nào thì thuộc diện nhận di sản thừa kế, người quản lý di sản thừa kế là ai, có những trách nhiệm gì và nghĩa vụ gì, thời hiệu thừa kế tính từ khi nào, muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện ra sao? Vậy người đã chết có được hưởng di sản thừa kế không? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Người đã chết có được hưởng di sản thừa kế không?

Điều kiện để một người có thể được hưởng di sản thừa kế là người đó phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, nếu tại thời điểm mở thừa kế, người thuộc diện được hưởng di sản đã chết thì không được hưởng di sản đó.

Tuy vậy, cũng có trường hợp người chết có thể được hưởng di sản thừa kế do người khác để lại.

Đó là trường hợp, mặc dù người được hưởng thừa kế đã chết nhưng tại thời điểm mở thừa kế thì người được hưởng thừa kế vẫn còn sống nên theo quy định của pháp luật thì người chết vẫn thuộc diện được hưởng di sản thừa kế.

Trường hợp chết trước hoặc chết cùng thời điểm mở thừa kế thì người chết vẫn được hưởng thừa kế nhưng sẽ theo quy định của pháp luật.

Cách chia di sản thừa kế khi người được hưởng di sản thừa kế đã chết.

Khi người thuộc diện được hưởng di sản thừa kế chết thì di sản thừa kế được xử lý như sau:

  • Trường hợp người hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản

Khi đó, con của người hưởng di sản sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần di sản mà lẽ ra người được hưởng di sản sẽ được hưởng nếu còn sống.

Chẳng hạn: X và Y có quan hệ là cha con, X sau khi chết có để lại di sản của mình cho Y, nhưng Y lại chết cùng hoặc chết trước thời điểm với X.

Như vậy, trong trường hợp này con của Y sẽ là người được hưởng phần di sản mà X để lại cho Y.

  • Trường hợp người hưởng thừa kế chết sau người để lại di sản

Nếu một trong những người thuộc diện được hưởng thừa kế còn sống ở thời điểm mở thừa kế, nhưng chết trước khi chia di sản thì người đó vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Phần di sản thừa kế mà người đó được hưởng vẫn được chia theo di chúc hoặc chia theo quy định của pháp luật.

Phần di sản mà người đó được hưởng thừa kế từ người chết trước sẽ lại trở thành di sản của người đó.

Khi đó, những người thuộc diện được hưởng di sản thừa kế của họ có quyền thỏa thuận cử người đại diện khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mà người chết được hưởng từ người khác theo quy định.

Tài sản không người thừa kế sẽ thuộc về ai?

Tài sản không có người thừa kế là trường hợp không có người thừa kế theo di chúc (Di chúc không hợp pháp; người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế).

Tài sản không có người thừa kế còn là trường hợp không có người hưởng di sản theo pháp luật như không có người thừa kế theo các hàng thừa kế do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản…

Với tài sản không có người nhận thừa kế, điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”.

Theo quy định nói trên, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.

Khi nào phân chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đồng thời, thừa kế theo pháp luật áp dụng với các phần di sản:

– Không được định đoạt trong di chúc;

– Có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc…

Như vậy, khi hưởng thừa kế, pháp luật ưu tiên chia thừa kế theo di chúc và trong những trường hợp nêu trên, di sản thừa kế mới được chia theo pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Người đã chết có được hưởng di sản thừa kế không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Di sản thừa kế là gì?

 Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán

Ai được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự 03 hàng thừa kế:
– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.