Người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào?

02/07/2022
Người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào?
332
Views

Người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra chỉ trở thành bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận là bị hại. Vậy người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Người bị hại là gì?

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra. Thể chất, tinh thần, tài sản của họ phải là đối tượng của tội phạm. Bị hại cũng có thể là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra; tài sản và uy tín của cơ quan, tổ chức đó phải là đối tượng của tội phạm.

Xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra chỉ trở thành bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận là bị hại (thông qua giây triệu tập bị hại).

Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện và xử lý hoặc trường hợp không xác định được người bị thiệt hại mặc dù trên thực tế có người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra thì người đó cũng không trở thành bị hại trong vụ án hình sự.

Người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào?
Người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào?

Quyền lợi của người bị hại

Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ: trước khi lấy lời khai bị hại, điều tra viên, cán bộ điều tra phải thông báo và giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị hại biết, việc này phải được ghi vào biên bản.

Đưa chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu: Bị hại có quyền đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, để chứng minh hành vi phạm tội và những tình tiết khác của hành vi phạm tội, chứng minh những thiệt hại mà họ đã phải chịu do hành vi phạm tội gây ra. Bị hại cũng có quyền đưa ra yêu cầu như yêu cầu xem xét chứng cứ, yêu cầu hoãn phiên toà,…

Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá:

Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật: Bị hại có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, định giá tài sản về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết, nếu không chấp nhận phải trả lời bằng văn bản vả nói rõ lý do; khi không được chấp nhận thì bị hại có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Được thông báo về kết quả điều tra, giải quyết vụ án: Bị hại được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án để họ biết được những vấn đề thuộc nội dung vụ án mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã kết luận, trên cơ sở đó họ chuẩn bị chứng cứ, lý lẽ hoặc yêu cầu để buộc tội bị cáo hoặc để chứng minh những thiệt hại mà bị can gây ra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cho mình. Họ cũng có quyền được thông báo kết quả giải quyết vụ án của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Đề nghị hình phạt, mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường: Bị hại rất quan tâm đến việc quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào, họ không những có quyền đề nghị mức bồi thường cho thoả đáng mà còn có quyền đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cân thiết để đảm bảo bồi thường như kê biên tài sản hoặc các biện pháp khác.

Không chỉ quan tâm đến bồi thường thiệt hại, là nạn nhân của tội phạm, là chủ thể bị tội phạm xâm hại, họ quan tâm đến việc bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào về hành vi đã gây ra, vì vậy pháp luật quy định bị hại có quyền đề nghị hình phạt với bị cáo.

Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, đề nghị chủ toạ phiên toà hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên toà; tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mỉnh; xem biên bản phiên toà: BỊ hại tham gia phiên toà để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên toà. Toà án phải triệu tập bị hại đến dự phiên toà, nêu bị hại vắng mặt, toà án phải hoân phiên toà nếù thấy cần thiết.

Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi, ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

Kháng cáo bản án, quyết định của toà án: Bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án về phần bồi thường cụng như hình phạt đối vói bị cáo. Khi tội phạm xảy ra, quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện là quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể của tội phạm (về quan hệ pháp luật tố tụng hình sự thì đó là giữa cơ quan tiến hành tố tụng và bị can, bị cáo), còn mối quan hệ giữa bị can, bị cáo và bị hại chỉ là quan hệ dân sự trong việc bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.

Mặc dù vậy, do bị hại là nạn nhân của hành vi phạm tội, những thiệt hại mà bị hại phải gánh chịu không chỉ là những thiệt hại về vật chất mà còn là những tổn thất khác về uy tín, tinh thần, không chỉ bồi thường thiệt hại vật chất mà có thể giải quyết được. Vì vậy, ngoài quyền kháng cáo về mức bồi thường, pháp luật còn quy định cho bị hại được quyền kháng cáo cả về phần hình phạt, được thể hiện ý chí nguyện vọng của mình trong việc yêu cầu Nhà nước xử lý thích đáng về hình sự đối với bị cáo.

Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định của toà án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo: Bị hại là chủ thể có quyền lợi liên quan trong vụ án, nếu các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không có căn cứ hoặc trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì họ có quyền khiếu nại.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật;

Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà. Quyền được yêu cầu khởi tố vụ án là quyền đặc thù của bị hại. Thông thường, việc khởi tố vụ án là do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định nhưng trong một số trường họp luật định, việc khởi tố vụ án lại phụ thuộc vào việc bị hại có muốn giải quyết vụ án bằng tố tụng hình sự hay bằng cách khác mà họ cho rằng có lợi hơn đối với họ, vụ án chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại.

Việc giải quyết vụ án trên thực tế có thể mang lại những hậu quả bất lợi mà bị hại không mong muốn, vì vậy, việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thể hiện rõ nét sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợi thực sự của bị hại.

Nghĩa vụ của bị hại

Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải: Bị hại phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án. Việc bị hại vắng mặt có thể cản trở hoạt động tố tụng, vì vậy nếu họ cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Bị hại có nghĩa vụ phải khai báo, cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án và chấp hành quyết định, yêu cầu khác của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc giải quyết đúng đắn vụ án không chỉ bảo vệ lợi ích Nhà nước mà còn bảo vệ lợi ích của bị hại nên bị hại thường chủ động tích cực trong việc khai báo.

Việc họ từ chối khai báo hoặc không chấp hành những quyết định, yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng là việc không bình thường, không phù hợp tâm lý của nạn nhân. Hành vi không chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đó gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, có thể bị coi là tội phạm và phải chịu ữách nhiệm hình sự theo Điều 383 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị hại.

Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào?
Người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người bị hại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại quy định thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục sang tên nhà đất của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người bị hại từ chối giám định sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định “Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định“. Như vậy, người bị hại từ chối giám định sẽ bị dẫn giải.

Người bị hại chết thì quyền lợi và nghĩa vụ được xử lý như thế nào?

Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại.

Người bị hại được trợ giúp pháp lý khi nào?

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.