Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

24/04/2023
Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
358
Views

Hiện nay tình trạng khi người lao động nghỉ thai sản xong muốn nghỉ việc luôn đã không còn là trường hợp hiếm gặp, bởi những lý do hay nguyên nhân khác nhau mà người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng khi nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Và pháp luật quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay là bao nhiêu? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247 để nắm được quy định này nhé.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

– Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn.

– Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật.

– Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Để xác định lao động nữ có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp không cần xác định người đó có đang đóng BHTN không.

Việc xác định lao động có đang đóng BHTN tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hay không như sau:

Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và bao gồm cả thời gian sau:

Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng…

Căn cứ tại  khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP.

Theo đó, lao động nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản thì tháng liền kề được xác định là tháng ngay trước thời điểm lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng điều kiện nêu trên và tại tháng liền kề có đóng BHTN.

Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Ví dụ: Chị A giao kết hợp đồng không xác định thời hạn với với công ty Y. Trong thời gian làm việc chị đã đóng đủ các loại bảo hiểm. Chị nghỉ thai sản từ 01/7/2020 đến hết 31/01/2021. Vì một số lý do nên chị muốn xin nghỉ việc từ 01/02/2021. Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động chị đã đủ 15 tháng đóng BHTN.

Vậy, tháng liền kề trước tháng chị X nghỉ thai sản là tháng 6/2020, đây là thời gian chị X đang đóng BHTN. Căn cứ theo quy định trên, chị X đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu nghỉ việc luôn sau khi nghỉ thai sản.

Mức hưởng bảo hiển thất nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng: 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Thủ tục hưởng bảo hiển thất nghiệp năm 2023 như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó bao gồm nội dung cụ thể về tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 23, Quyết định số 595/QĐ-BHXH hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị làm hồ sơ gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4 Quyết định này hồ sơ gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng. 

Đối với đơn vị/ doanh nghiệp gồm có:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Trình tự thủ tục:

– Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực.

  • Trường hợp người lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và đang thực hiện hợp đồng lao động này thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên.
  • Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Có thể nhận tiền bảo hiển thất nghiệp bằng hình thức nào?

Hiện nay có 3 hình thức nhận tiền
+ Nhận tiền qua trung tâm dịch vụ việc làm: như vậy, khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ở tại trung tâm dịch vụ việc làm nào thì người lao động sẽ đến trực tiếp tại địa điểm đó để lãnh bảo hiểm thất nghiệp.
+ Nhận tiền qua dịch vụ bưu điện Việt Nam (vnpost).
+ Nhận tiền thông qua ngân hàng/thẻ ATM: Việc triển khai việc nhận tiền chi trả thất nghiệp thông qua hình thức này đã giúp nhiều người lao động tiết kiệm được thời gian đi lại, tiền bạc, công sức của chính họ.

Có thể nhờ người khác nhận thay bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng quy định người lao động nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì được ủy quyền thì được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện:
Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Theo những căn cứ đã nêu, người lao động chỉ có thể nhờ cho người khác đi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong những trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP trên.

Đối tượng nào bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này;
– Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
– Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.