Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?

21/05/2022
Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?
891
Views

Tùy vào điều kiện kinh tế, tài chính; quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp mà các khoản phụ cấp cho người lao động được chi trả dưới hình thức khác nhau; có thể chi trả bằng tiền mặt hoặc chi trả vật chất. Dù là chi trả dưới hình thức nào thì việc chi trả phụ cấp xăng xe, ăn trưa được coi là quyền lợi của người lao động; đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm; hỗ trợ của doanh nghiệp để động viên; khích lệ người lao động yên tâm đóng góp sức lao động. Vậy trong trường hợp xin nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không? Còn rất nhiều người lao động thắc mắc về vấn đề này.

Chào Luật sư! Tôi tên là H. làm công nhận tại nhà máy da giày. Mỗi tháng ngoài lương cơ bản thì tôi còn được gần 1tr tiền trợ cấp xăng xe, ăn trưa. Do có việc bận nên xin nghỉ phép. Không biết luật sư có thể giới thiệu cho tôi mẫu đơn xin nghỉ phép không? Thời gian nghỉ tối đa là bao lâu? Và nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nghỉ phép là gì?

Nghỉ phép là một trong những quyền của người lao động  theo đó người lao động được nghỉ làm vì lý do cá nhân nhưng vẫn được đảm bảo quyền lợi theo pháp luật lao động.

Người lao động thường nghỉ phép với những lý do như: nghỉ việc riêng ví dụ như kết hôn, ma chay…, nghỉ phép năm.

Khi muốn nghỉ phép theo đúng quy định và được hưởng lương từ công ty thì người lao động cần phải viết đơn xin nghỉ phép gửi cho công ty. Một số công ty sẽ có quy định riêng về mẫu đơn xin nghỉ phép, nếu công ty không có mẫu thì người lao động sẽ phải tự viết đơn.

Ngoài việc hiểu khái niệm “nghỉ phép” theo nghĩa hẹp là quyền lợi của người lao động, thực tế, cụm từ “nghỉ phép” được sử dụng phổ biến trong nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng viên chức, công chức, cán bộ, trong trường học,…

Hiểu thế nào về phụ cấp xăng xe, ăn trưa?

Theo Khoản 1, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về vấn đề tiền lương như sau:

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” 

Điều đó cũng có nghĩa rằng; trong tiền lương mà người lao động được nhận, ngoài lương cơ bản; lương doanh số; thì còn có cả các khoản phụ cấp của người lao động trong đó có phụ cấp xăng xe, ăn trưa.

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động; tính chất phức tạp công việc; điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương; bảng lương. 

  • Phụ cấp ăn trưa được hiểu là một khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ người lao động chi trả cho chi phí bữa ăn giữa ca trong thời gian làm việc để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khỏe để làm việc trong những thời gian làm việc tiếp theo.
  • Tương tự; phụ cấp xăng xe được hiểu là một khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đi lại, di chuyển cho người lao động; có thể là chi phí xăng xe di chuyển từ công ty đến địa điểm thực hiện giao dịch; từ công ty đến chi nhánh; hay đơn giản là nhà đến công ty và ngược lại;…

Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?

Thứ nhất; về nguyên tắc phụ cấp xăng xe; ăn trưa và điện thoại là khoản hỗ trợ người lao động để thực hiện công việc.

Do đó; trong thời gian người lao động nghỉ phép (không làm việc) sẽ không được hưởng khoản phụ cấp này; trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác.

Thứ hai, khoản 3 điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

“Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.

Như vậy; trường hợp người lao động chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm (thực tế thường gọi là phép năm) vì lý do khác sẽ không được công ty chi trả tiền lương những ngày chưa nghỉ.

Khoản 4 điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

“Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần”.

Như vậy; người lao động muốn được cộng dồn ngày nghỉ hằng năm còn thừa sang năm sau; thì phải thỏa thuận trước. Nếu công ty không đồng ý sẽ không được cộng dồn ngày nghỉ hằng năm.

Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?
Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?

Người lao động được nghỉ phép bao lâu?

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động; thì được nghỉ hằng năm; hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên; lao động là người khuyết tật; người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề; công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động; thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Mẫu đơn xin nghỉ phép

Và để có thể nghỉ phép thì việc sử dụng mẫu đơn xin nghỉ phép là cần thiết. Dưới đây là hình ảnh minh họa về mẫu đơn xin nghỉ phép.

Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?
Mẫu đơn xin nghỉ phép.

Hướng dẫn viết:

Tương tự như các mẫu đơn thông thường khác nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn soạn mẫu đơn xin nghỉ phép gồm có:

  • Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày…tháng..năm viết đơn;
  • Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
  • Phần kính gửi: ghi cụ thể bộ phận có thẩm quyền xem xét giải quyết đơn như ban giám đốc công ty; trưởng phòng nhân sự,…
  • Thông tin của người xin nghỉ phép: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, đơn vị công tác, chức vụ.
  • Lý do xin nghỉ phép: nêu cụ thể lý do người lao động xin nghỉ ví dụ nghỉ việc riêng,…và ghi cụ thể thời gian nghỉ phép từ ngày…tháng…năm…đến ngày….tháng….năm.
  • Thông tin công việc đã bàn giao:…
  • Khi đã hoàn thiện đơn thì người làm đơn ký và ghi rõ họ tên, trong đơn cần có xác nhận của phòng nhân sự, ban giám đốc…

Như vậy khi người lao động viết đơn xin nghỉ phép thì cần có đầy đủ các nội dung thông tin như trên.

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?”

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nghỉ phép có bị trừ tiền phụ cấp xăng xe, ăn trưa không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; tạm dừng công ty; xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký nhãn hiệu, đăng ký hộ kinh doanh … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương khi nào?

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 15% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì mức phụ cấp ăn trưa có thay đổi không?

Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 15% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh mức ăn giữa ca cho phù hợp.

Tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng là bao nhiêu?

Căn cứ khẩu phần ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty, tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá 450.000 đồng/tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.