Ngày 19/03/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nghị định này có hiệu lực từ 15/05/2021. Luật sư X mời bạn đọc xem và tải xuống văn bản
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 21/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 | |
Ngày công báo: | 31/03/2021 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai;
Trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
(2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021).
Xem trước và tải xuống văn bản
Có thể bạn quan tâm
- Chưa đủ 18 tuổi có được đăng ký khai sinh cho con không?
- Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà
- Doanh thu cho thuê nhà dưới 100 triệu/năm có được cấp hóa đơn không ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, Đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.