Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn quy định như thế nào?

12/07/2022
Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn quy định như thế nào?
338
Views

Nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam đã và đang trải qua quá trình phát triển với nhiều hình thức đa dạng, gồm nhiều loại hình sân khấu: kịch hát, múa, kịch nói, ảo thuật,… Để kiểm soát được các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ khi trình diễn trước công chúng thì pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ về nội dung này. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về “Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn” qua bài viết sau đây nhé!

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 144

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:

a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài;

b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Tóm tắt nội dung nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn

Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn

1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Các hình thức tổ chức cuộc thi

Hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật

1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.

4. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.

Hình thức tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn

1. Cuộc thi, liên hoan phục vụ nhiệm vụ chính trị; cuộc thi, liên hoan dành cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

2. Cuộc thi, liên hoan khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.

3. Cuộc thi, liên hoan không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.

Hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu

1. Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.

3. Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.

Các trường hợp dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi

Các trường hợp dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;

b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;

c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.

Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan .

Các trường hợp thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau:

a) Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;

b) Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.

Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởngcông bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan.

Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn quy định như thế nào?
Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn quy định như thế nào?

Điều kiện đối với cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu

1. Có giấy mời của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi.

2. Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

3. Không trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tải xuống Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn quy định như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: xác nhận tình trạng hôn nhân, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật được quy định như thế nào?

1. Tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật có quyền:
a) Tham gia biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tham gia biểu diễn nghệ thuật và được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy định tại Điều 3 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Không lợi dụng hoạt động biểu diễn nghệ thuật để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
c) Không sử dụng danh hiệu, giải thưởng đã bị thu hồi, bị hủy hoặc danh hiệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục:
a) Tờ khai về việc ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP);
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 1;
c) Bản sao giấy mời dự thi kèm theo bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch.

Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu như thế nào?

Cơ quan, tổ chức gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.