Mức xử phạt phân bón kém chất lượng là bao nhiêu?

13/04/2023
Mức xử phạt phân bón kém chất lượng năm 2023 như thế nào?
210
Views

Hiện nay trong nền sản xuất nông nghiệp hành vi sản xuất hay buôn bán phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã trở thành một vấn nạn. Tuy nhiên, việc nhận biết ra đâu là phân bón giả rất khó, chủ yếu sẽ chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính, có người lại phó thắc vào uy tín của đại lý buôn bán lâu năm và khi lỡ có sự cố như bón phân không thấy cây trồng phát triển thì lúc đó sẽ khiến đất đai bạc màu, dễ phát sinh dịch bệnh đối với cây trồng. Vậy hiện nay mức xử phạt phân bón kém chất lượng năm 2023 như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện sản xuất phân bón là gì?

Theo quy định tại Điều 41 Luật trồng trọt và hướng dẫn tại Nghị định 84/2019/NĐ-CP, điều kiện sản xuất phân bón gồm:

Thứ nhất, Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Thứ hai, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:

a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất. Cụ thể: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón. Cụ thể: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất. Cụ thể: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng. Cụ thể: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Mức xử phạt phân bón kém chất lượng năm 2023

Hình thức phạt chính

Được quy định tại Điều 6 Nghị định 55/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

b) Không có kệ hoặc bao lót để xếp đặt phân bón thành phẩm;

Mức xử phạt phân bón kém chất lượng năm 2023 như thế nào?
Mức xử phạt phân bón kém chất lượng năm 2023 như thế nào?

c) Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm trong 02 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Không có phòng thử nghiệm được công nhận mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;

b) Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.0000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu;

b) Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng;

c) Không có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 01 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không đáp ứng quy trình công nghệ theo đúng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường;

b) Không thực hiện thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.

– Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất phân bón khi đã bị đình chỉ hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng địa điểm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/ Giấy phép sản xuất phân bón;

g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình.

10. Đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khỏi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, đ khoản 8 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;

e) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;

g) Đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e, g khoản 8 Điều này;

h) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;

b) Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, 10 Điều này;

d) Buộc nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, 10 Điều này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất phân bón

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Như vậy thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về phân bón là 2 năm.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức xử phạt phân bón kém chất lượng năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc sẽ được tư vấn pháp lý về mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về hoạt động sản xuất phân bón như thế nào?

Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón là gì?

1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
c) Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
d) Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.