Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy và ô tô như thế nào?

23/12/2021
Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy và ô tô như thế nào? Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô như thế nào?
835
Views

Hiện nay, số lượng người tham gia giao thông đang ngày càng tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt là khi đời sống của người dân được nâng cao thì càng có nhiều ô tô, xe máy được tiêu thụ với số lượng lớn hơn. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây ra hàng loạt vụ tai nạn thương tâm vì người điều khiển phương tiện phạm lỗi vi phạm giao thông. Một trong những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến nhất hiện nay đó chính là lỗi vượt đèn đỏ. Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy và ô tô như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy và ô tô như thế nào?

Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy

Mức phạt giao thông trong trường hợp phạm lỗi xe máy vượt đèn đỏ được quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

       Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 đó là:

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

      Như vậy, mức phạt vượt đèn đỏ đối với xe máy là từ 600.000 đồng đến 1000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe máy còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Nếu hành vi vượt đèn đỏ dẫn đến tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô

Quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

      Ngoài ra, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định về hình phạt bổ sung đối với trường hợp này đó là:

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Tổng hợp mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ

      Như vậy, lỗi vượt đèn đỏ ô tô sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc phạt tiền, bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu hành vi vượt đèn đỏ dẫn đến tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mức xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe khi điều khiển ô tô

Nếu chưa được cấp giấy phép lái xe ô tô mà lại điều khiển ô tô tham gia giao thông thì người điều khiển xe sẽ bị xử phạt với mức xử phạt được quy định tại điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Bên cạnh đó, điểm i Khoản 1 Điều 82 còn quy định thêm về vấn đề này đó là:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

Như vậy, nếu thuộc trường hợp điều khiển xe ô tô mà không có bằng lái xe tương ứng thì người điều khiển phương tiện sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt sau đây:

  • Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
  • Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Những nguyên tắc cần phải tuân thủ khi muốn vượt xe

Trong những điều luật được quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ có quy định rõ ràng khi muốn vượt xe thì người điều khiển phương tiện phải thực hiện những nguyên tắc sau.

• Thực hiện báo hiệu bằng đèn hiệu hoặc còi; trong khu đông dân cư từ 22h đến 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn hiệu.
• Người điều khiển phương tiện chỉ được thực hiện hành vi vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước; không có xe chạy ngược chiều nằm trong khoảng đường định vượt; xe chạy trước không có tín hiệu xin vượt xe khác và đã cho xe tránh về phía bên phải để nhường đường.
• Trong trường hợp có xe xin vượt, nếu đã đủ những điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ và cho xe đi sát về phía bên phải phần đường xe chạy để nhường đường cho xe xin vượt cho đến khi xe xin vượt đã vượt qua được; không được có những hành vi cản trở, gây trở ngại cho xe xin vượt.
• Trong khi vượt xe, xe phải vượt về phía bên trái phần đường; trừ những trường hợp đặc biệt sau thì phương tiện sẽ được vượt ở phía bên phải phần đường: Khi xe phía trước đã có tín hiệu đèn báo hiệu xin rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang lưu thông giữa đường và khi xe chuyên dụng đang làm việc ở phần đường mà không thể vượt bên trái được.

Những trường hợp nào không được vượt xe?

• Người điều khiển phương tiện không đảm bảo dược các quy định về vượt xe: không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy phía trước mặt không có tín hiệu xin vượt xe khác và xe phải tránh về phía bên phải để nhường đường.
• Vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe.
• Vượt xe ở những đoạn đường vòng, tại vị trí đầu dốc cầu và tại những vị trí hạn chế tầm nhìn gây nguy hiểm cho người khác.
• Vượt xe ở những nơi có đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt.
• Vượt xe nhưng điều kiện thời tiết hoặc điều kiện trên đường không đảm bảo được sự an toàn cho việc vượt xe.
• Khi thấy xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu báo hiệu ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy và ô tô như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tín hiệu đèn màu vàng có ý nghĩa là gì?

Tín hiệu đèn vàng: tín hiệu cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.