Mục tiêu của công ty cổ phần là gì?

28/09/2022
Mục tiêu của công ty cổ phần là gì?
909
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi muốn thành lập doanh nghiệp mà chưa biết nên chọn công ty cổ phần hay công ty TNHH. Tôi muốn hỏi mục tiêu của công ty cổ phần là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Mục tiêu của công ty cổ phần là gì?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó (i) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (ii) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa (iii) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (iv) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp pháp luật quy định điều kiện chuyển nhượng hoặc cấm chuyển nhượng.

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 

Đặc điểm của công ty cổ phần

Đặc điểm chung của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong năm loại hình doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, vì thế, trước hết nó mang những đặc điểm chung của một doanh nghiệp:

– Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế;

– Công ty cổ phần có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định;

– Công ty cổ phần được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm pháp lý đặc trưng của công ty cổ phần 

Bên cạnh những đặc điểm chung giống các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần còn có những nét rất đặc thù mà thông qua đó có thể phân biệt với doanh nghiệp khác.

Thứ nhất, vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần  mà các cổ đông đã thanh toán cho công ty. Tức là vốn điều lệ phải là số vốn thực góp.

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của  một hoặc nhiều cổ phần.  Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.

CTCP có các loại cổ phần sau:

– Cổ phần phổ thông (bắt buộc phải có).

– Cổ phần ưu đãi (có thể có) gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.

Những CTCP đăng ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu về vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (vốn pháp định) thì phải đáp ứng điều kiện về mức vốn pháp định, ví dụ: kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tổ chức tín dụng, bất động sản, kinh doanh vàng… Những ngành nghề đòi hỏi có vốn pháp định thì vốn điều lệ không thể nhỏ hơn vốn pháp định.

Thứ hai, cổ đông công ty cổ phần

– Số lượng cổ đông: Chủ thể sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty là cổ đông. CTCP có tối thiểu 03 cổ đông, không hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Việc quy định số cổ đông tối thiểu đã trở thành thông lệ quốc tế.

– Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức.

+ Cá nhân: không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng cấm góp vốn thành lập công ty đều có quyền thành lập, tham gia thành lập CTCP;

+ Tổ chức: tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập, tham gia thành lập CTCP, có quyền mua cổ phần của CTCP.

– Dựa trên vai trò đối với việc thành lập CTCP: Các cổ đông của CTCP gồm:

+ Cổ đông sáng lập: là cổ đông tham gia xây dựng, thông

ua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của CTCP. CTCP mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập, CTCP được chuyển đổi từ DN 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty TNHH hoặc được chia tách hợp nhất, sáp nhập từ CTCP khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.

+ Cổ đông góp vốn: là cổ đông đưa tài sản vào công ty trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

– Dựa trên cổ phần mà họ sở hữu:

+ Cổ động phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông. CTCP bắt buộc phải có cổ động phổ thông.

+ Cổ đông ưu đãi: là người sở hữu cổ phần ưu đãi. CTCP có thể có cổ đông ưu đãi: cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đã biểu quyết, cổ động ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết.

Thứ ba, tư cách pháp nhân của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. CTCP đáp ứng đủ 4 điều kiện của pháp nhân là:

+ Được thành lập hợp pháp, tiến hành làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bộ máy chặt chẽ với quy chế làm việc rõ ràng;

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Có sự phân định rõ ràng giữa tài sản của các cổ động với tài sản công ty. Cổ đông chịu trách nhiệm bằng tài sản góp vào công ty. Công ty chịu trách nhiệm bằng tài sản công ty;

+ Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Người đại diện CTCP ký trong hợp đồng, tham gia giao dịch với tư cách nhân danh công ty, vì lợi ích công ty.

Thứ tư, chế độ trách nhiệm tài sản cổ đông

Chế độ trách nhiệm tài sản của cổ đông là chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức là chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty mà không liên quan đến tài sản riêng.

Chế độ trách nhiệm tài sản của CTCP: Công ty CP chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của công ty.

Thứ năm, huy động vốn 

CTCP có nhiều hình thức huy động vốn hơn so với các tổ chức kinh tế nói chung và các doanh nghiệp khác nói riêng. Các hình thức công ty huy động vốn là: chào bán cổ phần riêng lẻ, phát hành chứng khoán ra công chúng, bán cổ phần cho cổ đông trong công ty và phát hành trái phiếu.

Thứ sáu, tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp:

Phần vốn góp (cổ phần) của các cổ động được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hoá – giấy tờ có giá. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Theo đó việc chuyển nhượng cổ phần trong CTCP mang tính “tự do” hơn so với việc các thành viên công ty TNHH chuyển nhượng vốn góp.


Mục tiêu của công ty cổ phần là gì?

Mục tiêu của công ty cổ phần là gì?

Có thể chia mục tiêu của công ty cổ phần theo một số cách sau:

Thứ nhất, theo thời gian

– Mục tiêu dài hạn thường là từ 5 năm trở lên và tùy theo loại ảnh công ty mà có khoảng thời gian cho mục đích dài hạn không giống nhau. mục đích lâu dài (mục tiêu trên 1 năm): là hiệu quả muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài, thường là các lĩnh vực:

+ Mức doanh số và mức độ sinh lợi. Ví dụ: phấn đấu đạt doanh số 25%/ năm

+ Năng suất

+ Phát triển việc làm

+ Quan hệ giữa công nhân sự

+ Vị trí dẫn đầu về công nghệ

+ Trách nhiệm trước công chúng.

Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục đích tác nghiệp có thời gan từ 1 năm trở xuống. mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các hiệu quả một các chi tiết.

Mục tiêu trung hạn loại trung gian gữa hai loại trên

Giữa việc doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn với việc theo đuổi mục tiêu lâu dài thì cũng chưa đảm bảo công ty sẽ đạt được mục tiêu trong lâu dài.

Thứ hai, theo mức độ của mục tiêu:

Mục tiêu cấp công ty: Đó thường là các mục đích dài hạn mang tính định dạng cho các cấp bậc mục đích khác.

Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: được gắn với từng đơn vị mua bán plan (SBU) hoặc từng loại món hàng, từng loại khách hàng.

Mục tiêu cấp chức năng: đó là mục tiêu cho các đơn vị chức năng trong công ty giống như sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển… nhằm hướng vào thực hiện các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Mục tiêu duy trì và ổn định: khi công ty đang đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trước đó hoặc do phân khúc có khó khăn, doanh nghiệp có thể đăt ra mục tiêu và giữ vững những kết quả vừa mới được và củng cố địa vị hiện có.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục đăng ký an ninh trật tự cho khách sạn?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đăng ký lại khai sinh, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các lực lượng tác động đến nền tảng mục tiêu của doanh nghiệp?

Thứ nhất, chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp
Đây là lực lượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến nền móng mục đích của doanh nghiệp cũng như nền móng mục đích kế hoạch trong từng thời kỳ cụ thể. Ý kiến thái độ của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng rất to đến hệ thống mục đích. Những người chủ sở hữu thường quan tâm đến giá trị lợi nhuận và sự tăng trưởng chung vốn đầu tư của họ. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phải chú ý cân nhắn cung cấp, đặc biệt là các mục đích lợi nhuận.
Thứ hai, đội ngũ những người lao động
Đây là lực lượng đông đảo nhất trong công ty và thế giới càng phát triển thì lực lượng này càng cần được để ý nhiều hơn. Thông thường khi hoạch định kế hoạch thì các nhà hoạch định cần để ý đến các mục đích của lực lượng lao động này. Các mục tiêu đó thường là tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc an toàn, sự ổn định…
Thứ ba, khách hàng
Khách hàng là phân khúc giúp sức tạo ra doanh số và mang lại sự phát triển bền vững cho công ty. Đối tượng càng được khu vực hóa và quốc tế hóa thì phân khúc khách hàng càng mở rộng. Thu nhập của khách hàng tối ưu, nhu cầu chi tiêu, sử dụng của họ càng tăng và càng phong phú góp phần tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp là gì?

-Huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp; cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài để đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
-Tạo điều kiện để những người góp vốn và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Ưu điểm của công ty cổ phần là gì?

Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ chịu rủi ro của các cổ đông thấp;
Khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt thông qua việc chào bán các loại cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là ưu thế mà không loại hình công ty nào có được;
Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản, cộng thêm không giới hạn số lượng cổ đông là yếu tố thu hút nhiều  cá nhân hoặc tổ chức dễ dàng tham gia góp vốn vào công ty cổ phần;
Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.