Bảo hiểm là một cách thức trong việc quản trị rủi ro, được sử dụng để đối phó với những tổn thất, thường là những tổn thất về tài chính hay nhân mạng. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại hình bắt buộc với một số đối tượng nhất định. Vậy quy định pháp luật về loại hình bảo hiểm này như thế nào? Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại bảo hiểm có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao từ các rủi ro thuộc hoạt động nghề nghiệp.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có vai trò là bảo vệ các chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại do sơ suất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp; dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn.
Loại bảo hiểm này có ưu điểm là chi tiết và toàn diện hơn so với các loại bảo hiểm khác; giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về tài chính khi phát sinh vấn đề phải đền bù thiệt hại.
Đối tượng sử dụng gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Đối tượng tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp gồm có:
– Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
– Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Doanh nghiệp bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
Các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm:
– Tổ chức hành nghề luật sư.
Khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định:
“Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”.
Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư bắt buộc phải mua bảo hiểm cho luật sư của tổ chức mình thông qua hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp có sự kiện bảo hiểm phát sinh, người được bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam theo quy định tại Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để tránh các trường hợp như: nhân viên tư vấn sai cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm không đủ bảo vệ những rủi ro, tổn thất hoặc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm không đủ khả năng bồi thường,…
– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
– Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014, nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Một số loại bảo hiểm chỉ bảo vệ người mua bảo hiểm khi xảy ra tổn thương về thể chất hoặc tinh thần. Còn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ bảo vệ nhà đầu tư khi xảy ra cả những vấn đề về: thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, tổng dự toán công trình, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết, khảo sát ước tính không đủ lượng bê tông cần thiết, kiến trúc công trình xây dựng không đáp ứng được các yêu cầu chức năng,…
– Công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty theo quy định tại Khoản 7 Điều 71 Luật Chứng khoán 2006.
– Công ty quản lý quỹ.
Tương tự công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải mua bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên quản lý quỹ tại công ty theo quy định của pháp luật hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư khi có sự cố kỹ thuật và sai sót của nhân viên quản lý quỹ trong quá trình tác nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán 2006.
Nếu không mua loại bảo hiểm này, trong trường hợp xảy ra rủi ro hay xung đột lợi ích, công ty quản lý quỹ có thể không đủ năng lực để bồi thường tổn thất.
– Doanh nghiệp thẩm định giá.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC, doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá. Người sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá hoặc là bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
– Tổ chức hành nghề công chứng.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Công chứng 2014.
Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
– Cơ sở và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định tại Điều 78 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện, cơ sở giám định y khoa, phòng khám đa khoa…) và người hành nghề (y sỹ, bác sỹ, điều dưỡng viên, lương y…) phải mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định chi tiết tại Nghị định 102/2011/NĐ-CP.
Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế
Căn cứ Điều 22 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về phí bảo hiểm như sau:
– Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng được xác định theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
+ Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Phí bảo hiểm và mức khấu trừ quy định tại khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với công trình xây dựng không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
– Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và tương ứng với thời gian thực hiện công việc tư vấn kéo dài.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Hồ sơ cấp phép thành lập công ty cổ phần bảo hiểm mới năm 2021
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mới năm 2021
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng tư vấn pháp lý về vấn đề soạn mẫu đơn xin giải thể công ty, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
– Mức trách nhiệm bảo hiểm và thời hạn hiệu lực dựa vào các thỏa thuận được ghi trong hợp đồng.
– Phạm vi bồi thường của bảo hiểm chỉ thực hiện trong khoản thời gian ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm các thiệt hại như:
+ Tính mạng.
+ Tai nạn lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.
+ Kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp…
Việc thanh toán phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng (tạm tính) do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận và phải được ghi tại hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán giá trị hợp đồng tư vấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:
Trên cơ sở dự toán giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm theo quy định sau:
++ Kỳ thanh toán phí bảo hiểm đầu tiên: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm (tạm tính) trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.