Rất nhiều trường hợp người tham gia giao thông không xi nhan khi rẽ xe sang hướng khác. Vậy lỗi không xi nhan khi rẽ xe phạt bao nhiêu năm 2021? Cụ thể rằng, mức phạt lỗi không xi nhan xe máy và ô tô theo quy định pháp luật là như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Mức xử phạt lỗi không xi nhan xe ô tô
Lỗi không bật xi nhan của xe ô tô được chia thành hai trường hợp đó là: lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.
Đối với trường hợp chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt lỗi không bật đèn xi nhan trong trường hợp này của xe ô tô như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Đối với lỗi chuyển làn không xi nhan trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe ô tô thì điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
Mức xử phạt lỗi không xi nhan xe máy
Tương tự với xe ô tô, lỗi không bật đèn xi nhan của xe máy cũng được chia thành hai trường hợp là: lỗi chuyển làn không xi nhan và lỗi chuyển hướng không xi nhan.
Đối với trường hợp chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ, điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu trong trường hợp này của xe máy như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Đối với lỗi chuyển làn không xi nhan trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe máy thì điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
Cả hai lỗi trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều không áp dụng thêm hình phạt bổ sung vì vậy khi vi phạm những lỗi này người vi phạm chỉ bị xử phạt tiền theo quy định với mức phạt:
- 100.000 – 200.000 đối với lỗi chuyển làn không xi nhan
- 400.000 – 600.000 đối với lỗi chuyển hướng không xi nhan
Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP lỗi đi sai làn đường bị phạt như sau:
Đối với xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô:
– Người điều khiển ô tô có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 5 Điều 5).Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5).
– Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5) và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).
Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):
– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) (Điểm g Khoản 3 Điều 6).
– Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm b Khoản 7, Điểm c Khoản 10 Điều 6).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm c Khoản 3 Điều 7).
– Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng (Điểm a Khoản 7, Điểm b Khoản 10 Điều 7).
Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện:
Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường quy định (Điểm a Khoản 1 Điều 8).
Mức xử phạt lỗi xe máy lạng lách đánh võng
Đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng: Điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Như vậy, nếu người điều khiển xe máy trên đường mà lạng lách, đánh võng thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi điều khiển ô tô lạnh lách đánh võng
- Lỗi lạng lách đánh võng đối với xe gắn máy
- Thủ tục làm lại bằng lái xe khi mất như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Mức phạt lỗi không xi nhan xe máy và xe ô tô theo quy định pháp luật” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì CSGT có quyền giam giữ phương tiện trong thời gian 7 ngày và trong trường hợp có nhiều yếu tố phức tạp cần phải xác minh thì thời gian không quá 30 ngày:
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.