Mức phạt đua xe trái phép 2022 là bao nhiêu?

15/08/2022
Mức phạt đua xe trái phép 2022
722
Views

Đua xe trái phép là hành vi không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mỗi người mà còn gây ảnh hưởng đến xã hội. Tùy theo mức độ vi phạm mà hành vi đua xe trái phép có thể truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 20 năm tù. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về mức phạt đua xe trái phép năm 2022.

Căn cứ pháp lý

Đua xe trái phép là gì?

Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Theo đó, đua xe trái phép được hiểu là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Mức phạt đua xe trái phép năm 2022

Theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử lý hành vi đua xe trái phép như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;

+ Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hành vi này còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);

– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện

Truy cứu TNHS đối với hành vi đua xe trái phép

Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt đua xe trái phép 2022
Mức phạt đua xe trái phép 2022

Căn cứ theo Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tội xe trái phép được quy định như sau:

– Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

– Khung 2: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

– Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xử lý hình sự hành vi đua xe trái phép khi nào?

Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số người tự ý tổ chức cuộc đua trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đe dọa tài sản, tính mạng người khác, gây mất trật tự an ninh xã hội. Do đó, đòi hỏi phải xử lý hình sự những người có hành vi tổ chức đua xe trái phép có tính chất nguy hiểm này.

Tội này chỉ áp dụng với người đua xe có động cơ, không áp dụng với người đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo. Đối với hành vi tụ tập tổ chức đua xe khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền để lại hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích trên 31% hoặc đã từng bị xử phạt hành chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đua xe trái phép được quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, hành vi đua xe trái phép sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Ngoài ra kèm theo hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Cụ thể, khách hàng có thể tham khảo quy định điều 266 Bộ luật hình sự 2015 về tội đua xe trái phép

Tội tổ chức đua xe trái phép

Tổ chức đua xe trái phép là hành vi cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa, rủ rê, lôi kéo người khác hoặc tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác để họ tham gia vào việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ trái phép.

Điều 265 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là ‘Bộ luật Hình sự’) quy định về Tội tổ chức đua xe trái phép như sau: “1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm …5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Chủ thể của tội tổ chức đua xe trái phép: Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Khách thể của tội tổ chức đua xe trái phép:

Khách thể của tội phạm này vừa xâm phạm đến an toàn công cộng vừa xâm phạm đến trật tự công cộng.

Xâm phạm an toàn công cộng là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ của con người ở nơi công cộng, làm cho mọi người hoang mang lo sợ. Điều này thì ai cũng thấy, bất kể ở đâu khi đoàn xe đua đi qua ai cũng sợ hãi và không ít trường hợp do đua xe trái phép đã gây ra hậu quả chết người hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của con người.

Cùng với việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ của con người thì hành vi tổ chức đua xe trái phép còn gây mất trật tự nơi công cộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của cộng đồng, gây náo động nơi công cộng, nhiều trường hợp làm tắc nghẽn giao thông nhiều giờ.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người đua xe, người cổ vũ đua xe chứ không phải phương tiện dùng để đua là ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. Đây là vấn đề về lý luận cũng còn ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng con người không thể là đối tượng tác động của bất cứ tội phạm nào, nhưng cũng có ý kiến cho rằng con người cũng là một vật thể, đều có thể trở thành đối tượng tác động của tội phạm mà người phạm tội thông qua đó xâm phạm đến khách thể mà luật hình bảo vệ.

Đối với tội tổ chức đua xe trái phép nếu người phạm tội không tác động đến những người đua xe, người cổ vũ đua xe thì cũng không xảy ra cuộc đua xe; không thể tổ chức đua xe mà lại không tổ những người đua xe để đua xe trái phép.

Mặt chủ quan của tội tổ chức đua xe trái phép là: Người phạm tội tổ chức đua xe trái phép thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi tổ chức đua xe trái phép, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247  về vấn “Mức phạt đua xe trái phép 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự;  công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; Giấy phép sàn thương mại điện tử…. hãy liên hệ: 0833.102.102..Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bốc đầu xe máy có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;”
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.“
Theo quy định hiện hành, mức phạt cao nhất đối với hành vi ” bốc đầu”; nghĩa là điều khiển xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh; có thể bị xử lý với mức cao nhất lên tới 14.000.000 đồng; nếu như người điều khiển xe thực hiện hành vi trên; gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thực hiện nhiệm vụ; ( lực lượng cảnh sát giao thông; cơ động,…).

Điều khiển xe không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123 đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô
(Trước đó, mức phạt là từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng);
– Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh
(Trước đó là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng);
– Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô
(Trước đó: từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng).
Còn mức phạt đối với việc điều khiển xe không mang Giấy phép lái xe vẫn không đổi:
+Với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô: từ 100.000 đến 200.000 đồng.
+Với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: từ 200.000 đến 400.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.