Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Mức hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong thời gian làm việc đối với những lao động có gia đình thì việc con cái ôm đau là chuyện thường xuyên gặp phải. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Mức hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như thế nào? Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ nào?
Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về các chế độ mà bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng, bao gồm:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Như vậy, trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ ốm đau (nếu đáp ứng điều kiện luật định).
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm?
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, khi bạn nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi và có xác nhận tại cơ sở khám, chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau là bao nhiêu?
Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định cụ thể như sau:
– Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Và điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn:
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
Như vậy, con bạn năm nay 04 tuổi, thì thời gian nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau là tối đa 15 ngày làm việc. Trong trường hợp 2 vợ chồng bạn thay nhau nghỉ, thì thời gian tính trợ cấp được tính theo thời gian nghỉ của mỗi người.
Mức hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như thế nào?
Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau khi trông con ốm như sau:
– Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
– Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Căn cứ quy định này thì có thể suy ra được công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
[Lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75% ) : 24] x số ngày nghỉ
Mời bạn xem thêm bài viết
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay bao gồm những cấp nào?
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mức hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: giá thuê dịch vụ thám tử, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng chế độ ốm đau gồm có:
– Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn, không có thời hạn.
– Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 – 03 tháng.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
– Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Theo đó, điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, không phải người đi làm cứ có con ốm sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Chỉ những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên được hưởng chế độ ốm đau khi đáp ứng điều kiện:
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.
– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm. Trong thời gian nghỉ phép năm, người lao động được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 4 Thông tư này nêu rõ:
Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được hưởng chế độ con ốm đau, người lao động cần chuẩn bị giấy tờ sau:
Trường hợp điều trị ngoại trú
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính).
Nếu cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp điều trị nội trú
Bản sao giấy ra viện của con người lao động dưới 07 tuổi (trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện).
Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
Trường hợp con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài
Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.