Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động là đoàn viên công đoàn hàng tháng sẽ trích ra một khoản tiền từ tiền lương để đóng cho công đoàn cơ sở. Nhiều bạn đọc thắc mắc bà gửi câu hỏi đến Luật sư 247 rằng mức đóng kinh phí công đoàn năm 2022 là bao nhiêu? Phương thức đóng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định pháp luật nêu trên tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Công đoàn là gì?
Theo quy định tại điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 thì “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp Việt Nam, Bộ Luật Lao động 2019 và Luật Công đoàn thì Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất có quyền đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động tại đơn vị sử dụng lao động. Công đoàn Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn?
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
– Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn như thế nào?
Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động trong đơn vị lao động. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm đối với Công đoàn.
Cụ thể theo điều 22 Luật Công đoàn năm 2012 thì trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn:
“1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này”.
Như vậy có thể thấy đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn.
Mức đóng kinh phí công đoàn là bao nhiêu?
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Phương thức đóng kinh phí công đoàn
– Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
– Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
– Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Mời bạn xe thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mức đóng kinh phí công đoàn là bao nhiêu năm 2022?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định mã số thuế cá nhân; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là Không. Theo quy định tại khoản 2 điều 176 Bộ luật lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm của người sử dụng lao động đối với việc thành lập hoạt động của công đoàn như sau: Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, …
Câu trả lời là Không. Tại khoản 1 điều 170 Bộ luật lao động 2019; đã chỉ ra rằng người lao động có quyền thành lập; gia nhập công đoàn theo quy định của luật công đoàn.
Có thể thấy rằng việc người lao động tham gia vào công đoàn là hoàn toàn tự nguyện. Công đoàn là tổ chức được hoạt động dựa trên kinh phí của thành viên. Vì vậy, đối với thành viên của công đoàn sẽ có nghĩa vụ đóng phí công đoàn. Mức đóng phí công đoàn sẽ do điều lệ của công đoàn hoặc các quy định được ban hành bởi công đoàn Việt Nam