Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2023 là bao nhiêu?

11/04/2023
Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2023 là bao nhiêu?
393
Views

Với sự phát triển của kinh tế xã hội, hiện nay các chế định pháp luật cũng dẫn thay đổi, việc bồi thường thiệt hại không còn là hình phạt mà đã trở thành nghĩa vụ, bổn phận của người vi phạm hợp đồng cho người bị thiệt hại với ý nghĩa khắc phục tình trạng những thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên việc thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu bằng biện pháp bồi thường vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại hậu quả như mong muốn. Vậy hiện nay quy định về mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Thiệt hại như thế nào sẽ được bồi thường?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì có trách nhiệm phải bồi thường.

Yếu tố “thiệt hại” được đề cập tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Cách xác định các thiệt hại này được hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

– Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm:

+ Tổn thất về tài sản mà không khắc phục được;

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.

– Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2023 là bao nhiêu?
Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2023 là bao nhiêu?

Như vậy, việc xác định các thiệt hại về vật chất và tinh thần để thực hiện bồi thường được dựa theo nội dung nêu trên.

Các loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm hại

Các khoản chi phí mà người có trách nhiệm bồi thường phải chịu:

+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Các khoản chi phí mà người vi phạm phải chịu:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người có trách nhiệm bồi thường còn phải bỏ ra một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Các khoản chi phí người vi phạm phải chịu:

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải bỏ ra một một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Người vi phạm có trách nhiệm bồi thường các khoản sau:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải bỏ ra một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2023 là bao nhiêu?

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2023 là bao nhiêu?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn tại nơi tạm trú. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Khi nào được giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Về nội dung này, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:
Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án.

Cha mẹ có phải bồi thường thiệt hại do con gây ra hay không?

Đối với người dưới 18 tuổi gây thiệt hại, cha mẹ người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người đó gây ra.

Thời hạn yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.