Xã hội ngày càng phát triển; các hoạt động kinh tế cũng ra đời và đa dạng hơn. Trên cơ sở đó; trong kinh doanh, các doanh nghiệp lựa chọn cho mình những hình thức kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng tồn tại song song với quá trình hoạt động của doanh nghiệp; đó là sự hiện diện của các hình thức trung gian thương mại; có vai trò quan trọng trong việc đàm phán, giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa; dịch vụ. Một trong những hình thức trung gian thương mại được các thương nhân chú ý tới đó chính là môi giới thương mại. Vậy, môi giới thương mại là gì? Pháp luật có quy định gì về hoạt động này không?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Môi giới thương mại là gì?
- Theo quy định tại Điều 150 Luật Thương mại năm 2005: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
Đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại
Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại
- Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới; trong đó, bên môi giới phải là thương nhân; có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới.
- Pháp luật hiện hành không quy định bên được môi giới có nhất thiết phải là thương nhân hay không. Trong hoạt động môi giới thương mại với bên môi giới mà chỉ bên môi giới nào kí hợp đồng môi giới với bên môi giới còn lại; thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới thương mại.
- Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại; bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó các bên được môi giới trực tiếp kí kết hợp đồng với nhau. Nếu họ thay mặt bên được môi giới kí kết hợp đồng với khách hàng thì họ sẽ trở thành bên đại diện không đúng thẩm quyền của bên được môi giới.
- Luật Thương mại Việt Nam không cấm các bên được môi giới ủy quyền cho bên môi giới kí kết hợp đồng với khách hàng. Trong trừng hợp này, bên mối giới hành động với tư cách của bên đại diện.
Nội dung hoạt động môi giới
- Nội dung hoạt động môi giới rất rộng; bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới; tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa; dịch vụ cần môi giới; thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau,…
- Môi giới thương mại là một hoạt động kinh doanh thuần túy. Mục đích của bên môi giới thương mại khi thực hiện việc môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Bên môi giới thông thường được hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau.
Phạm vi của môi giới thương mại
- Phạm vi của hoạt động môi giới thương mại được mở rộng không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hóa. Do đó, môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi nhuận như: môi giới chứng khoán; môi giới bảo hiểm; môi giới bất động sản,…..
- Luật Thương mại là luật chung điều chỉnh các hoạt động thương mại nên những quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc; còn các hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực riêng biệt lại được quy định trong luật chuyên ngành cụ thể.
Hình thức của quan hệ môi giới thương mại
- Quan hệ môi giới thương mại được được thực hiện trên cở sở hợp đồng môi giới.
- Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới; bên môi giới phải là thương nhân còn bên môi giới không nhất thiết phải là thương nhân.
- Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau.
- Khi giao kết hợp đồng môi giới thương mại; các bên nên thỏa thuận những điều, khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới; mức thù lao mà bên môi giới sẽ được nhận; thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới; quyền và nghĩa vụ của các bên; hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng môi giới.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới thương mại
Nghĩa vụ và quyền của bên môi giới với bên được môi giới
Nghĩa vụ của bên môi giới: được quy định cụ thể tại Điều 151 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới
Quyền của bên môi giới thương mại: quyền hưởng thù lao môi giới
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
- Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
Nghĩa vụ và quyền của bên được môi giới đối vớ bên môi giới thương mại
Nghĩa vụ của bên được môi giới: được quy định tại Điều 152 Luật Thương mại năm 2005; Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
- Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Quyền của bên được môi giới
Luật Thương mại năm 2005 không quy định về quyền của bên được môi giới; Tuy nhiên, căn cứ vào các nghĩa vụ của bên được môi giới; có thể thấy bên được môi giới có các quyền sau:
- Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hóa; tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới; phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.
- Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ; cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.
Có thể bạn quan tâm
- Các hình thức xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật?
- Môi giới mại dâm qua mạng internet bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Quy định của pháp luật về đại lý thương mại
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Môi giới thương mại là gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 155 Luật Thương mại năm 2005; Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác
Theo quy định tại Điều 154 Luật Thương mại năm 2005; Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.
Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại năm 2005; Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.