Xin chào Luật sư 247. Gia đình tôi có một miếng đất, có mặt bằng gần khu chợ đông đúc nên gia đình tôi sự tính mở quán cafe, trà sữa. Tôi có thắc mắc rằng mở quán trà sữa có cần giấy phép đăng ký kinh doanh không? Nếu có, thủ tục đăng ký kinh doanh trà sữa như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không?
Theo quy định của pháp luật, hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Mọi công dân, tổ chức khi kinh doanh cần đăng ký đầy đủ chứng nhận đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh.
Đối với kinh doanh mô hình trà sữa nói riêng ngoài 2 chứng nhận trên, hợp đồng thuê nhà/mặt bằng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng là những thủ tục không thể thiếu.
Như vậy, khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mở quán trà sữa, bắt buộc cần có giấy phép kinh doanh.
Hình thức xin giấy phép kinh doanh trà sữa bao gồm những gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy phép kinh doanh trà sữa được xin dưới 2 hình thức: Hộ kinh doanh hoặc công ty kinh doanh trà sữa.
Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh quán trà sữa dưới hình thức nào thì cơ sở kinh doanh sẽ nộp hồ sơ ở cơ quan cấp phép và chuẩn bị hồ sơ khác nhau, bao gồm:
- Nếu xin theo hộ kinh doanh: Chủ cơ sở sẽ chuẩn bị hồ sơ và nộp lên ủy ban nhân dân quận huyện (thành phố, thị xã) xin giấy phép;
- Nếu thành lập công ty: Chuẩn bị hồ sơ và nộp lên sở kế hoạch đầu tư của tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nơi kinh doanh.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh trà sữa bao gồm những nội dung nào?
Hộ kinh doanh khi muốn kinh doanh quán trà sữa cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Doanh nghiệp khi muốn kinh doanh quán trà sữa cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ).
Thủ tục đăng ký kinh doanh trà sữa bao gồm những bước nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh trà sữa của hộ kinh doanh bao gồm những bước như sau:
- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên;
- Nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của tổ chức, cơ sở kinh doanh và nộp lệ phí đăng ký.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau: Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh trà sữa của doanh nghiệp bao gồm những bước như sau:
- Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh)
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Cũng chính vì thế mà giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ là cơ sở pháp lý để người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn và không có thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Có thể bạn quan tâm
- Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất
- Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể
- Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Năm 2022, mở quán trà sữa có cần giấy phép đăng ký kinh doanh không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; thủ tục xin giấy phép bay Flycam hay tìm hiểu về cách mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm …. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian cấp giấy phép phụ thuộc vào hồ sơ giấy tờ nộp đầy đủ.
Nếu xin theo hộ kinh doanh: Chủ cơ sở sẽ chuẩn bị hồ sơ và nộp lên ủy ban nhân dân quận huyện xin giấy phép. Nếu thành lập công ty: Chuẩn bị hồ sơ và nộp lên sở kế hoạch đầu tư của tỉnh (thành phố) nơi kinh doanh
Các giấy tờ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.