Mẫu hợp đồng xây dựng có điều khoản bảo lãnh bảo hành

10/04/2023
Mẫu hợp đồng xây dựng có điều khoản bảo lãnh bảo hành
519
Views

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên luôn muốn ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên để đảm bảo các bên phải thực hiện đúng những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, rất khó đặt ra việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng đặc biệt trong trường hợp hợp đồng xây dựng phức tạp và tính rủi ro của công trình tương đối cao, các bên trong hợp đồng xây dựng thường thỏa thuận thêm các điều khoản bảo lãnh, bảo hành trong hợp đồng. Vậy Mẫu hợp đồng xây dựng có điều khoản bảo lãnh bảo hành như thế nào? hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé

Khái niệm bảo lãnh, bảo hành là gì?

Về khái niệm “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng”, thì hiện nay, trong quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm chung về “bảo lãnh”, “bảo hành” trong Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:

“Bảo lãnh” theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là việc một bên thứ ba (thường gọi là bên bảo lãnh) đứng ra cam kết về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ cho một bên – ở đây gọi là bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh này không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phải thực hiện cho bên nhận bảo lãnh khi đến hạn.

“Bảo hành” theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có thể hiểu là việc bên sản xuất/ hoặc bên người bán sản phẩm cam kết sẽ sửa chữa miễn phí/hoặc thay thế miễn phí linh kiện/phần công trình sản phẩm nếu có những hỏng hóc, những phần lỗi trong sản phẩm (nếu có) trong một khoảng thời gian nhất định, gọi là thời gian bảo hành.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng xây dựng được hiểu là văn bản thỏa thuận được ghi nhận như một hợp đồng dân sự, trong đó thể hiện nội dung thỏa thuận giữa “bên giao thầu” và “bên nhận thầu” để nhằm mục đích thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình.

Trong đó, bên giao thầu được xác định là chủ đầu tư/đại diện của đầu tư hoặc tổng thầu hoặc là nhà thầu chính. Còn bên nhận thầu được xác định như sau:

– Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu thường được xác định là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

– Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu sẽ được xác định là nhà thầu phụ.

– Trong trường hợp có quan hệ liên danh thì bên nhận thầu có thể được xác định là liên danh các nhà thầu.

Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, có thể hiểu “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” là nội dung thỏa thuận về giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về nội dung về việc áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng dưới hình thức bảo lãnh đối với việc bảo hành công trình xây dựng. Có thể thấy, bảo lãnh bảo hành là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành của bên nhận thầu theo hợp đồng xây dựng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Mẫu hợp đồng xây dựng có điều khoản bảo lãnh bảo hành
Mẫu hợp đồng xây dựng có điều khoản bảo lãnh bảo hành

Quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng

Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng, bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:

“1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.”

 Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng quy định:

“2. Bảo hành

a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.

b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;

c) Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.

d) Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mươi mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; trong khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.”

Bảo hành theo hợp đồng thi công được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:

“2. Bảo hành 

a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;

Mẫu hợp đồng xây dựng có điều khoản bảo lãnh bảo hành

Gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013 thì việc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định như sau:

– Thứ nhất khi giao kết hợp đồng thì nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực để các bên cần thực hiện theo sự thỏa thuận..

– Thứ hại thì tùy theo tính chất của dự án, căn cứ quy mô của dự án thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu khi tổ chức đấu thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án trong đấu thầu.

– Thứ ba pháp luật có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng để các bên kịp thời giải quyết, bảo đảm đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Thứ tư khi đã giao kết hợp đồng và đã thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực có lý do chính đáng.

+ Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng mà các bên đã cam kết thực hiện.

+ Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình mặc dù bên có quyền đã yêu cầu thực hiện nhưng bên có nghĩa vụ nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Cho nên không có một quy định cụ thể nào về gia hạn bảo lãnh mà nó phụ thuộc vào quá trình thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng xây dựng có điều khoản bảo lãnh bảo hành” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan thì đối với hợp đồng dịch vụ thông thường, có nghĩa là không qua hình thức đấu thầu, không theo kế hoạch chọn nhà thầu có kết quả đấu thầu thì không cần thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, hai bên cũng có thể tự thỏa thuận các biện pháp để đảm bảo thực hiện hợp đồng, nội dung này phụ thuộc ý chí thỏa thuận giữa hai bên.
Vì vậy, không bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng mà chỉ trong một số trường hợp mới bắt buộc thực hiện việc bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 quy định.

Mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng đối với từng loại công trình như thế nào?

Mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng thường được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá trị của hợp đồng xây dựng. Giá trị bảo lãnh hợp đồng xây dựng, trong trường hợp cần thiết để giảm thiểu rủi ro, có thể được tăng lên nhưng không quá 30% giá của hợp đồng xây dựng nhưng phải có sự chấp thuận của người có thẩm quyền quyết định đầu tư:
Đối với các công trình xây dựng được xếp loại cấp I, cấp đặc biệt thì mức bảo lãnh tối thiểu được xác định khoảng 3% giá trị hợp đồng;
Đối với những công trình cấp còn lại thì mức bảo lãnh có giá trị tối thiểu không quá 5% giá trị hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.