Hiện nay vay tiền là một trong những hình thức xoay vốn đầu tiên mà mọi người sẽ nghĩ đến khi gặp khó khăn vè tài chính. Trên thực tế, không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể vay tiền thông qua các tổ chức tín dụng chính vì lẽ đó mà việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân càng trở nên phổ biến. Tuy là một hình thức nhanh gọn, dễ dàng nhưng vay tiền giữa các cá nhân cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến thu hồi nợ hay lãi suất. Để cung cấp thêm cho bạn đọc các kiến thức liên quan đến việc vay tiền giữa các cá nhân, hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân, Luật sư X sẽ giải đáp qua bài viết “Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân có công chứng“.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng vay tiền là gì?
Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên cho vay giao tiền cho bên vay. Khi đến hạn theo thỏa thuận của các bên, bên vay phải hoàn trả lại đúng số tiền đã vay và phải trả lãi nếu hai bên có thỏa thuận (Căn cứ vào Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Theo đó, bên cho vay phải có nghĩa vụ giao đủ số tiền mà hai bên thỏa thuận cho bên vay tại địa điểm và theo thời gian đã thỏa thuận.
Ngoài ra, bên cho vay không được yêu cầu bên vay phải trả lại tiền trước thời hạn trừ phi có thỏa thuận hoặc:
– Với Hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi: Bên vay có thể trả lại tiền vay cho bên kia bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước; Bên cho vay được đòi lại tiền nếu được bên vay đồng ý;
– Với Hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: Bên vay có quyền trả lại tiền vay trước kỳ hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn.
Lãi suất trong Hợp đồng vay tiền không quá 20%/năm
Mặc dù theo nguyên tắc khi ký kết hợp đồng vay tiền phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên hai bên có thể thỏa thuận lãi suất nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản vay (Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự).
Trong trường hợp lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì phần vượt quá đó không có hiệu lực.
Như vậy, mặc dù các bên có thể thỏa thuận về lãi suất cho vay nhưng không được vượt quá mức lãi giới hạn là 20%/năm của khoản vay. Nếu vi phạm về lãi suất, người cho vay có thể bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự:
Xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013 của Chính phủ, nếu cho vay tiền có cầm cố tài sản mà lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì sẽ bị phạt tiền từ 05 – 15 triệu đồng.
Như vậy, căn cứ vào thời điểm cho vay, mức lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015, một người có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu vi phạm một trong các điều sau:
– Cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần lãi suất giới hạn (20%/năm);
– Thu lợi bất chính từ 30 – 100 triệu đồng;
– Đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ngoài ra, nếu thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Như vậy, có thể thấy, mức phạt hành vi cho vay nặng lãi là rất nặng. Bởi vậy, cả bên vay và bên cho vay đều phải thực hiện theo đúng quy định về lãi suất.
Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân có công chứng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….., tại ………………………. Chúng tôi gồm:
I. BÊN CHO VAY (BÊN A):
Ông/bà …………………………..; Sinh năm ……….; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………; Hộ khẩu thường trú tại …………………………………………………
Điện thoại: …………………………………
Ông/bà …………………………..; Sinh năm ……….; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………; Hộ khẩu thường trú tại …………………………………………………
Điện thoại: …………………………………
II. BÊN VAY (BÊN B):
Ông/bà …………………………..; Sinh năm ……….; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………; Hộ khẩu thường trú tại …………………………………………………
Điện thoại: …………………………………
Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng vay tiền này với các nội dung thỏa thuận cụ thể như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý cho bên B vay và bên B đồng ý vay số tiền là: ……………… (Bằng chữ: ………………………………………………………… đồng chẵn).
Mục đích vay: ………………………………………………………………………
ĐIỀU 2: THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC VAY
Thời hạn vay: ………………….. kể từ ngày ………… đến ngày ……………..
Phương thức vay: Bên A giao toàn bộ số tiền cho bên B bằng hình thức (1) ……………………………… vào ngày ……………………………..
Phương thức và thời hạn trả nợ: Bên B phải trả lãi cho bên A định kỳ vào ngày ………………….. và phải trả toàn bộ gốc chậm nhất là ngày ………………………………… bằng hình thức (1) ……………………..
ĐIỀU 3: LÃI SUẤT
Các bên thỏa thuận lãi suất cho toàn bộ số tiền vay nêu trên là ………………. Trước khi hợp đồng này hết hạn vào ngày…………….., nếu bên B muốn tiếp tục vay thì phải báo trước trong thời gian …………… ngày và nhận được sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Nếu quá thời hạn vay nêu trên mà bên B không thanh toán số tiền gốc và tiền lãi thì bên B phải chịu lãi suất quá hạn bằng (2) …% lãi suất vay tương ứng với thời gian chậm trả.
ĐIỀU 4: THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN
– Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: Phí, thù lao công chứng, phí chuyển tiền… bên B có trách nhiệm thanh toán.
– Các bên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao và nhận tài sản vay;
– Bên A cam đoan số tiền cho vay trên là tài sản hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của bên A;
– Việc vay và cho vay số tiền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc, không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
– Bên B cam kết sử dụng tiền vay vào đúng mục đích tại Điều 1 của Hợp đồng này;
– Bên B cam kết trả tiền (tiền gốc và tiền lãi) đúng hạn, chỉ được ra hạn khi có sự chấp thuận của bên A bằng văn bản (nếu có sau này); Trường hợp chậm trả thì bên B chấp nhận chịu mọi khoản lãi phạt, lãi quá hạn… theo quy định pháp luật (nếu có);
– Các bên cam kết thực hiện đúng theo Hợp đồng này. Nếu bên nào vi phạm thì bên đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật;
– Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên cùng nhau thương lượng, giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Nếu không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành ….. (…..) bản chính có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. (…..) bản để thực hiện.
BÊN CHO VAY BÊN VAY
(Ký tên, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký tên, điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Hình thức vay hoặc trả lãi có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nếu bằng chuyển khoản thì nêu rõ số tài khoản, ngân hàng và tên chủ tài khoản.
(2) Lãi suất quá hạn không quá 150%.
Mời bạn xem thêm
- Có được cho người khác vay tiền ngoại tệ không?
- Mang thẻ Đảng viên đi vay tiền có bị xử lý kỷ luật không?
- Bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền thì phải làm sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư 247 tư vấn về “Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân có công chứng” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư 247 luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý từ vấn đề tra cứu thông tin quy hoạch; thông tin quy hoạch mới nhất; thông tin quy hoạch tại Hà Nội của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư 247 tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, hợp đồng vay tài sản không bắt buộc lập thành văn bản hoặc phải có công chứng, chứng thực nên giấy nhận tiền mà bạn có vẫn được xem là căn cứ để khởi kiện yêu cầu hoàn trả số tiền.
Vấn đề hình thức hợp đồng dân sự được quy định cụ thể tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định.
Bộ luật Dân sự không quy định Hợp đồng vay tiền nói riêng và hợp đồng vay tài sản nói chung phải tuân theo một hình thức bắt buộc, do vậy hình thức của hợp đồng này được thực hiện theo quy định về hình thức của hợp đồng dân sự nói chung. Thường thì hợp đồng cho vay tiền có những nội dung sau:
– Ngày xác lập hợp đồng;
– Thông tin cá nhân người cho vay tiền;
– Thông tin cá nhân người vay tiền;
– Các điều khoản:
+Số tiền cho vay;
+ Mục đích;
+ Tài sản thế chấp;
+ Thời hạn vay;
+ Phương thức cho vay;
+ Mức lãi suất theo thỏa thuận của các bên dựa trên quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam tại thời điểm cho vay;
+ Xác nhận đã nhận đủ số tiền;
+ Cam kết hợp đồng trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng xuất không bị lừa dối, ép buộc;