Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản
Theo Bộ luật Dân sự 2015; thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình; và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù; bên được tặng cho đồng ý nhận. Hiện nay, việc tặng cho tài sản là một giao dịch vô cùng phổ biến trong xã hội. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại tài sản (động sản, bất động sản) mà giữa bên tặng cho; và bên được tặng cho có thể tiến hành thực hiện hợp đồng tặng cho dưới hình thức thỏa thuận miệng; hoặc lập thành văn bản (có công chứng, chứng thực đối với tùy loại tài sản). Để tránh những tranh chấp có thể xảy ra; các bên thường lựa chọn hình thức văn bản; trong đó ghi nhận rõ loại đối tượng tài sản tặng cho cũng như các thỏa thuận khác có liên quan.
Đối với nhiều loại tài sản, đặc biệt là những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như đất đai, xe,…các bên khi tiến hành tặng cho phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Bên nhận và bên cho có thể đến văn phòng công chứng yêu cầu công chứng viên lập hợp đồng tặng cho hoặc tự mình xác lập hợp đồng trên.
Quy định trước đây của luật dân sự về tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản bao gồm tặng cho có điều kiện và tặng cho không có điều kiện.
Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản; thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật có quy định phải đăng kí quyền sở hữu; thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng kí.
Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là bất động sản; thì hợp đồng phải được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước; hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Các bên phải làm thủ tục trước bạ; sang tên và đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu theo quy định của pháp luật, bất động sản phải đăng kí quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí.
Đối tượng và hình thức của hợp đồng tặng cho
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản (Điều 458 Bộ luật dân sự năm 2015); cũng có thể là bất động sản (Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015). Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó:
- Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản.
- Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản; phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho trở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đẩt. Khi tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật đất đai (rất hạn chế tặng cho – xem nội dung về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong mục N Chương này).
Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật
Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định pháp luật hiện nay
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định pháp luật“ . Nếu có thắc mắc về thủ tục tặng cho tài sản, vui lòng liên hệ đến 0833.102.102 để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
– Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng; chứng thực hoặc phải đăng ký; nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
– Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
– Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một; hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho; nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản; thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện; thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho; còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ ttả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào.