Mẫu hợp đồng đào tạo nghề makeup mới năm 2022

14/11/2022
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề makeup mới năm 2022
536
Views

Xin chào Luật sư 247. Năm nay em 20 tuổi, nhận thấy rằng xu thế làm đẹp ngày nay ngày càng gia tăng nên em có dự định sẽ học nghề makeup. Khi bên trung tâm tư vấn học họ nói sẽ đảm bảo nội dung học nghề cho em và có ký kết hợp đồng học nghề với em. Em có thắc mắc về mẫu hợp đồng đào tạo nghề makeup như thế nào? Hợp đồng học nghề makeupbao gồm những nội dung gì để tránh những tranh chấp xảy ra sao này? Việc xử phạt vi phạm trong đào tạo nghề tại Việt Nam như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật quy định về hợp đồng học nghề như thế nào?

Đào tạo nghề là một trong những bước cơ bản để người lao động có kiến thức, kỹ năng tham gia thị trường lao động, đây là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề là hợp đồng được lập ra và ký kết giữa một bên là trung tâm đào tạo nghề và một bên là học viên theo học thỏa thuận ký kết một số điều khoản theo quy định pháp luật.

Mẫu hợp đồng học nghề nêu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của bên được đào tạo và bên dạy nghề.

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động thì khi tham gia đào tạo nghề, trung tâm, doanh nghiệp dạy nghề và người học nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Đây vừa là điều bắt buộc nhưng cũng là cơ sở để các bên cùng thực hiện tốt mối quan hệ này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì Hợp đồng đào tạo nghề có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ đào tạo nghề.

Chủ thể hợp đồng học nghề là ai?

Đối với hợp đồng đào tạo nghề trong quá trình làm việc thì chủ thể ký kết hợp đồng đào tạo nghề này là người sử dụng lao động và người lao động (người đã được ký hợp đồng lao động), còn đối với hợp đồng đào tạo nghề trước khi ký kết hợp đồng lao động thì chủ thể tham gia ký kết là người sử dụng lao động và người học nghề, tập nghề.

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề makeup
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề makeup

Đối với từng chủ thể cùng người sử dụng lao động ký kết hợp đồng đào tạo thì họ sẽ được hưởng những quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ khác nhau.

Tải xuống mẫu hợp đồng đào tạo nghề makeup

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hợp đồng học nghề có những nội dung gì?

Nội dung của hợp đồng học nghề bao gồm những nội dung sau:

  • Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;
  • Nơi học và nơi thực tập;
  • Thời gian hoàn thành khoá học;
  • Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nội dung sau đây:

  • Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
  • Cam kết của doanh nghiệp về việc giao kết hợp đồng lao động sau khi học xong;
  • Trả công cho người học nghề trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề.

Hợp đồng học nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì cần phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề theo từng thời gian.

Xử phạt vi phạm trong đào tạo nghề tại Việt Nam như thế nào?

Không phải nơi nào cũng đào tạo nghề có chất lượng, tận tâm tận tụy và uy tín nên chính vì điều đó quy định về xử phạt vi phạm trong đào tạo nghề tại Việt Nam đã ra đời.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

  • Không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; 
  • Thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề; tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động;
  • Không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi; hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;

b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề; tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;

c) Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.

– Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề; tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề; tập nghề để làm việc cho mình quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề; người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề; tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu hợp đồng đào tạo nghề makeup mới năm 2022”. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay tìm hiểu về mức xử phạt khi cơ sở sản xuất không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động là người Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định ( có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng)
– Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
–  Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
–  Cán bộ, công chức, viên chức.
–  Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
–  Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
–  Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
 Căn cứ vào quy định trên đây thì chỉ có hợp đồng lao động mới phải đóng bảo hiểm xã hội, còn hợp đồng đào tạo nghề không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp nào hợp đồng đào tạo học nghề phải được lập thành văn bản?

Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp; học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: truyền nghề; kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.
Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.

Cần đáp ứng những điều kiện gì để hợp đồng đào tạo học nghề là hợp pháp?

Hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp khi thoả điều kiện về:
– Chủ thể giao kết;
– Nguyên tắc giao kết;
– Nội dụng giao kết;
– Hình thức của hợp đồng;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.