Mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi mới năm 2023

23/06/2023
Mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi mới năm 2023
540
Views

Trên thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người lao động tham gia làm việc tại nhiều công ty, doanh nghiệp khác nhau nên có tham gia bảo hiểm xã hội tại cả hai đơn vị. Và trong nhiều trường hợp sẽ cần xin giấy xác thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện thủ tục hành chính. Lúc này, người lao động sẽ cần viết mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi. Vậy chi tiết mẫu đơn này có những nội dung gì và cách soạn thảo ra sao? Quý bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247 để có câu trả lời.

Căn cứ pháp lý

Đóng bảo hiểm xã hội có lợi ích gì?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Nhà nước đang tổ chức hai loại hình bảo hiểm xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Khi đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Tùy vào loại bảo hiểm xã hội tham gia là bắt buộc hay tự nguyện mà người lao động sẽ bị giới hạn một số quyền lợi.

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có 5 lợi ích

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận các quyền lợi sau:

(1) Hưởng chế độ ốm đau.

Người lao động được nghỉ làm và nhận trợ cấp khi bản thân ốm đau hoặc con dưới 07 tuổi ốm đau.

(2) Hưởng chế độ thai sản.

Lao động nam và lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai.

(3) Hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả các quyền lợi sau:

– Trợ cấp một lần hoặc hằng tháng.

– Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

– Trợ cấp phục vụ.

– Trợ cấp một lần khi chết.

– Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn, bệnh nghề nghiệp.

Mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi mới năm 2023

– Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

(4) Hưởng chế độ hưu trí.

Người lao động đóng đủ tuổi và đủ số năm tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.

Thay vì nhận lương hưu, người lao động có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.

(5) Hưởng chế độ tử tuất.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất với 02 khoản tiền: Trợ cấp mái táng và trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hằng tháng.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có 2 lợi ích

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhận các quyền lợi sau:

(1) Hưởng chế độ hưu trí.

Người lao động đóng đủ tuổi và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.

Thay vì nhận lương hưu, người lao động cũng có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.

(2) Hưởng chế độ tử tuất.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất với trợ cấp mái táng và trợ cấp tuất một lần.

Người lao động cùng lúc đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi được không?

Người lao động ký hợp đồng lao động với 02 công ty được hưởng đầy đủ quyền lợi theo từng hợp đồng lao động đã ký nhưng vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp này lại khá đặc biệt.

Dù làm việc cùng lúc cho 02 công ty nhưng người lao động sẽ không đóng bảo hiểm xã hội 02 nơi cùng một thời điểm. Thay vào đó, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

Bởi khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Điều này cũng được áp dụng tương tự với bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013, trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động cũng chỉ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động ký đầu tiên.

Còn với bảo hiểm y tế, nếu làm việc cùng lúc 02 nơi, người lao động phải đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất (theo khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014).

Mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [15.14 KB]

Cách viết mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi

Khi viết Mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi, cần soạn thảo đầy đủ các nội dung sau:

(1) Thủ trưởng cơ quan đơn vị nơi đang làm việc, ví dụ: Giám đốc/ Tổng Giám đốc Công ty TNHH ABC

(2) Nơi đang làm việc/côg tác: Ghi nơi đang là việc và đóng bảo hiểm xã hội, ví dụ: Công ty TNHH ABC

(3) Nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, Ghi cơ quan bảo hiểm xã hội mà Công ty đóng bảo hiểm, thường thì Công ty có trụ sở tại quận/huyện nào thì đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại đơn vị chủ quản đó, ví dụ: Bảo hiểm xã hội quận/huyện A

(4) Số sổ BHXH được ghi tại trang bìa sổ bảo hiểm xã hội. Lưu ý: Dãy số này cần nhớ vì nó có mặt ở hầu hết các thủ tục hành chính của BHXH.

(5) Mã thẻ BHYT: Là dãy số được ghi trên thẻ BHYT của người lao động được cấp khi tham gia bảo hiểm xã hội tại Công ty.

(6) Nêu rõ lý do xin xác nhận: Ghi rõ mục đích xác nhận để làm gì? Ví dụ: Xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội để mua nhà ở xã hội.  Hay Xác nhận đang tham gia BXHH tại 1 công ty khi tham gia lao động tại nhiều đơn vị khác nhau.

Hoặc: Xin xác nhận đã có thời gian tham gia BHXH liên tục … năm thuộc diện đủ kiều kiện hưởng quyền lợi Bảo hiểm Xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hoặc: Xin xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội trong nước đối với người lao động ra nước ngoài công tác hoặc được cử ra nước ngoài đào tạo,…

Mẫu giấy xác nhận đang tham gia BHXH được thấy khá nhiều ở các thủ tục hành chính nhà nước, các đơn vị tư nhân nhằm xác định thời gian lao động của người lao động tại đơn vị nào đó (thâm niên công tác). Cũng có thể bạn sẽ bắt gặp giấy xác nhận đang tham gia BHXH dưới dạng hình thức “đơn” hoặc dưới dạng “Công văn” gửi đi của đơn vị chủ quản, tuy nhiên, dù dưới bất cứ hình thức nào đều phải đảm bảo đầy đủ các nội dung như biểu mẫu trên.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy xác nhận đóng BHXH 2 nơi mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ trên đất người khác. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Tính tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?

Tại Khoản 5, Điều 3 Luật BHXH năm 2014 quy định: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Cách xem xác nhận thời gian tham gia đóng BHXH qua VssID như thế nào?

Đối với người dùng đã có tài khoản đăng nhập, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID
Bước 2: Chọn “Quá trình tham gia”
Bước 3: Chọn C14-TS
Tại đây người lao động có thể xem được thông báo “Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội” – mẫu C14-TS ban hành kèm quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam chi tiết đối với cá nhân người lao động như:
– Nơi đóng bảo hiểm xã hội;
– Mã số BHXH;
– Quá trình tham gia BHXH hiện tại;
– Tỷ lệ đóng BHXH theo tiền lương tháng/ thu nhập đóng BHXH;
– Mức đóng BHXH….

Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội ở cả 2 nơi làm việc thì có được hoàn lại tiền không?

Căn cứ mục 2.5 khoản 2 Điều 2 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về việc hoàn trả, trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội ở cả 2 nơi làm việc thì số tiền tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty thứ 2 sẽ được hoàn trả theo quy định nêu trên
Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội sẽ được tính bằng số tiền đơn vị và người lao động đã đóng thừa vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền hoàn trả này tính cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động, không bao gồm tiền lãi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.