Chào Luật sư, Trước năm 1980; ba mẹ tôi và các anh chị em tôi có vào vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên; và có khai hoang 10 ha đất hoang; sau đó chúng tôi tiến hành trồng các loại cây như cà phê và hồ tiêu. Nhưng do không am hiểu pháp luật; nên đến hiện nay ba tôi vẫn chưa làm sổ đỏ cho mảnh đất đó. Nay khi có điều kiện về kinh tế; ba tôi muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất trên; và sau đó tách đều ra cho các con. Luật sư có thể hướng dẫn cho cho tôi cũng như cho ba của tôi cách viết một mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi đất nước mới giành độc lập và tiến vào thời kỳ phát triển kinh tế; để khuyến khích người dân sản xuất; phát triển nông nghiệp; các cuộc vận động khai hoang được phát động trên phạm vi cả nước. Từ đó nhiều vùng đất hoang đã được cải tạo thành các vùng đất sản xuất nông nghiệp. Để được công nhận quyền sở hữu đối với mảnh đất hoang đó; nhà nước đã đề nghị người dân tiến hành làm sổ đỏ; sổ đỏ như một giấy chứng nhận mình là chủ nhân của miếng đất đó. Nhưng do sự hạn chế về pháp luật cho nên không phải ai cũng biết cách làm sổ đỏ cho mảnh đất mà mình đã khai hoang.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề cách viết mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Đất khai hoang là gì?
Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đất khai hoang trên thực tế chủ yếu là đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Xin cấp sổ đỏ đất khai hoang như thế nào?
Điều kiện cấp sổ đỏ đất khai hoang được quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 và hướng dẫn bởi các Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khai hoang cho các hộ gia đình; cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; mà không có một trong các loại giấy tờ chứng minh mình có quyền sở hữu đất; thì sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
+ Hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch); hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch; hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch;
Thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn; hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 của Luật Đất đai (sau đây gọi là hạn mức công nhận đất ở); thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.
- Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở; thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở; thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở; và các công trình phục vụ đời sống đó;
- Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp; thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài;
- Đối với thửa đất có cả nhà ở; và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở; thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản này; phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp; thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản này;
- Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này; thì được xác định là đất nông nghiệp; và được công nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất; phù hợp với quy hoạch; hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch; chưa có thông báo; hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi; thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn; hoặc bằng hạn mức giao đất ở quy định tại Khoản 2 Điều 143; và Khoản 4 Điều 144 của Luật Đất đai (sau đây gọi là hạn mức giao đất ở); thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.
- Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở; thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở; thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở; và các công trình phục vụ đời sống đó;
- Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp; thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
- Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở; thì công nhận diện tích đất ở, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
- Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này; thì được xác định là đất nông nghiệp và được công nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
– Trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng chung; thì hạn mức đất ở quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được tính bằng tổng hạn mức đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đó.
- Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở có nguồn gốc của ông cha để lại; hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông cha để lại, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không vi phạm pháp luật đất đai; thì hạn mức đất ở được xác định theo quy định đối với từng thửa đất đó.
– Việc áp dụng quy định về hạn mức đất ở của địa phương để xác định diện tích đất ở trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được thực hiện theo quy định tại thời điểm người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp lệ.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước;
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức thuê đất của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng; thời hạn thuê đất được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 và Khoản 4 Điều 210 của Luật Đất đai;
- Đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng khác mà không được công nhận là đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng như trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; nếu người sử dụng đất đề nghị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong các trường hợp quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều này mà không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thì được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.
Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022
Sau đây là cách trình bày mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐẤT KHAI HOANG
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã………………..……………………………….
Tôi là:……………………….………………………..Sinh năm: ……………….……..
Chứng minh nhân dân số:……………..……… cấp ngày…………. tại ………………
Trú tại:…………………………………………………………………………………..
là người sử dụng đất với thửa đất số ……… tờ bản đồ số ……………. tại …………………….
Thông tin về thửa đất: (Diện tích, mục đích sử dụng, tài sản trên đất)
…………………..………………………………………………………………………
Thông tin về nguồn gốc đất:
….………………………………………………………………………………………..
Lý do xin xác nhận:
Nay, tôi có nhu cầu ………………………………….. Cơ quan ……………. yêu cầu tôi cung cấp xác nhận của địa phương về nguồn gốc đất của mình.
Vì lẽ đó, tôi làm đơn này kính đề nghị Ủy ban nhân dân xã…………. xác nhận nguồn gốc sử dụng đất để …………… theo quy định pháp luật.
Tôi cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ……….
UBND xã ………………. xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất của ông bà …………………………. sử dụng đất tại ………………………….. thửa đất số ………… tờ bản đồ số ………………….. như sau:
Nguồn gốc sử dụng dất: ………………………………………………………………
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ… CHỦ TỊCH |
Tải mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022
Mời bạn đọc xem trước mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022 và tải xuống tại đây.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin vay vốn ngân hàng chính sách năm 2022;
- Mẫu đơn xin hỗ trợ vay vốn mới năm 2022;
- Cách cho vay tiền hợp pháp năm 2022;
- Đất ở nông thôn lên đất thổ cư có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ đất khai hoang mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tra cứu quy hoạch xây dựng; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Làm sổ đỏ đất khai hoang mất bao nhiêu lâu? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Làm sổ đỏ cho khai hoang chính là làm sổ đỏ lần đầu.
– Thời gian tính từ lúc cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu đến khi được cấp sổ là không quá 30 ngày.
– Đất sử dụng ổn định lâu dài
Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau:
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 Luật Đất đai 2013:
+ Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc.
+ Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
– Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
– Đất sử dụng có thời hạn
Căn cứ Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất sử dụng có thời hạn được quy định cụ thể như sau:
rồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng: Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm. Nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm
– Đất Hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp: Thời hạn sử dụng không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê
Trường hợp không có giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất (Theo Điều 101 Luật Đất đai năm 2013), khi có yêu cầu về cấp Sổ đỏ thì cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:
Xác nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định và lâu dài;
Xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch;
Đơn đăng ký và cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế và tiền sử dụng đất