Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung mới năm 2022

18/10/2022
Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung mới năm 2022
359
Views

Hành vi tranh chấp lối đi chung, đường đi diễn ra khá phổ biến ngày nay. Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung là mẫu đơn được sử dụng thường xuyên. Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về giải quyết tránh chấp lối đi chung và mẫu đơn nêu trên tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Quyền về lối đi qua như thế nào?

Điều 254 BLDS 2015 quy định như sau:

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản LIỀN KỀ dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Thỏa thuận về mở lối đi chung

  • Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  • Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.
  • Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi. Do đó để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

Lối đi chung và lối đi qua có điểm gì khác nhau?

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.

Khác với lối đi chung, lối đi qua và quyền về lối đi qua được Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai quy định rõ, cụ thể tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”.

Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung mới năm 2022
Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung mới năm 2022

Theo đó, lối đi qua là lối đi trên bất động sản của người khác do chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và chủ sở hữu bất động sản vây bọc thỏa thuận hoặc theo bản án của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền. 

Tiêu chíLối đi quaLối đi chung
Nguồn gốcDo các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó còn do Tòa án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền quyết định nếu không thỏa thuận đượcDo các bên cắt một phần đất của mình để tạo thành lối đi chung
Đền bù– Chủ bất động sản bị vây bọc phải đền bù cho chủ bất động sản vây bọc khi yêu cầu mở lối đi qua bất động sản của họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù.Lối đi chung thường không có đền bù vì do các bên góp đất tạo thành lối đi để sử dụng chung
Đất mở lối điVị trí lối đi qua nằm trên bất động sản vị vây bọc (mở lối đi qua đất của người khác).Nói cách khác, đất mở lối đi là đất của người khác (chủ bất động sản vây bọc)Do các bên thỏa thuận nhưng thông thường là ranh giới thửa đất của các bên hoặc lối mòn đã sử dụng nhiều năm
Đăng kýPhải đăng ký với cơ quan đăng ký đất đai để ghi vào sổ địa chính (theo điểm l khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013)Không bắt buộc phải đăng ký.Trường hợp sử dụng nhiều năm mà tạo thành lối đi chung có thể được đo vẽ và thể hiện trong bản đồ địa chính.Ngoài ra, lối đi chung cũng có thể tạo thành ranh giới giữa các bất động sản liền kề (tạo thành ranh giới khi tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp)
Người hưởng quyềnChủ bất động sản bị vây bọc (được hưởng quyền hạn chế đối với bất động của người khác)Các bên đều được hưởng quyền (vì là lối đi chung)

Thẩm quyền, trình tự thủ tục tranh chấp lối đi chung

Khoản 2, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “…nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định”.

Do đó đối với các đất không có lối đi mà không thể thỏa thuận được với nhau về tạo lỗi hay đền bù thì có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi được thực hiện theo quy định Luật Đất đai 2013. Cụ thể Điều 203 luật này quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Nộp đơn giải quyết tranh chấp lối đi chung ở đâu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể trong tranh chấp lối đi chung mà người có nhu cầu khởi kiện làm mẫu đơn khiếu nại tranh chấp lối đi chung hay đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung nộp tới UBND xã hoặc huyện, tỉnh hay Tòa án theo đúng các trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không và hòa giải thành công hay không?

Tải xuống đơn tranh chấp lối đi chung

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp sổ đỏ hay thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đơn tranh chấp lối đi chung dùng để làm gì?

Mẫu đơn tranh chấp lối đi được dùng để tranh chấp về việc lối đi chung bị lấn chiếm

Nội dung đơn tránh chấp lối đi chung gồm những gì?

Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây:
Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
Lý do viết đơn: Đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp lối đi chung giữa hai gia đình;
Trình bày nội dung vụ việc tranh chấp về lối đi chung;
Giải trình cụ thể về thửa đất đang được tranh chấp làm lối đi chung: Thửa đất số, loại đất, hạng đất, địa chỉ…
Đưa ra các yêu cầu cụ thể: Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất có tranh chấp, lập biên bản hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa hai bên gia đình…
Mục liệt kê các tài liệu đính kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải, xác nhận của UBND, xác nhận của hàng xóm…
Chữ kí xác thực của người làm đơn.

Có bắt buộc hoàn giải tranh chấp lối đi chung không?

Theo luật quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Và việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các bên tranh chấp và nếu vắng mặt 2 lần thì được xem là hòa giải không thành.
Nếu hòa giải thành thì căn cứ theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, mẫu đơn xác nhận lối đi chung và biên bản hòa giải để thực hiện và đây sẽ là căn cứ để sau này các bên không khởi kiện nữa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.