Xin chào Luật Sư 247. Chồng tôi do buôn bán hàng cấm nên đã bị bắt vào tù hơn một năm nay rồi, thời gian trôi qua khiến tôi đi đến quyết định tiến hành ly hôn. Tuy nhiên tôi không rõ một số thủ tục ra làm sao hay đơn ly hôn như thế nào. Vậy luật sư có thể giải đáp vấn đề liên quan tới Mẫu đơn ly hôn khi chồng đi tù không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Mẫu đơn ly hôn khi chồng đi tù mới năm 2022” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Quyền ly hôn của người vợ khi chồng đang ngồi tù
Đối với trường hợp người chồng đang chấp hành hình phạt tù và người vợ muốn ly hôn, pháp luật có quy định như sau:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì trường hợp người chồng đi thì người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với lý do là: Vì người chồng đang chấp hành hình phạt tù và tình cảm của hai người đã rạn nứt dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được.
Mẫu đơn ly hôn khi chồng đi tù theo quy định mới nhất
Mẫu đơn ly hôn theo quy định mới nhất
Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn khi chồng đi tù như thế nào?
Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn khi chồng đi tù như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn khi chồng đi tù
Nguyên đơn nộp đơn yêu cầu ly hôn khi chồng đi tù cho tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ cấp giấy xác nhận về việc nộp đơn cho bạn. Bạn có thể nộp hồ sơ theo 3 cách:
- Nộp hồ sơ ly hôn khi chồng đi tù trực tiếp tại TAND cấp huyện nơi người chồng cư trú trước khi phải chấp hành án phạt tù
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Bước 2: Tòa án xử lý hồ sơ ly hôn khi chồng đi tù
Trong vòng 3 ngày làm việc, Tòa án phân công thẩm phán để giải quyết đơn ly hôn khi chồng đi tù. Thẩm phán sẽ xem xét đơn ly hôn trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công.
Nếu hồ sơ ly hôn khi chồng đi tù đã đầy đủ thì ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do thẩm pháp ấn định nhưng không quá 01 tháng. Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
Nguyên đơn nộp tạm ứng án phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án. Sau đó, nguyên đơn sẽ nộp biên lại nộp lệ phí cho Toà án
Bước 4: Giải quyết yêu cầu ly hôn khi chồng đi tù
Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn ly hôn khi chồng đi tù trong vòng 3 ngày làm việc. Thẩm phán thụ lý vụ án; chuyển đơn cho cơ quan khác có thẩm quyền; trả lại đơn… trong 5 ngày làm việc từ khi được phân công.
Sau khi đơn ly hôn khi chồng đi tù được thụ lý, tòa án sẽ ủy thác tư pháp cho công an địa phương nơi có trại giam mà chồng bạn đang bị giam giữ để phối hợp thực hiện thủ tục pháp lý cần thiết cho vụ án ly hôn đơn phương này: lấy lời khai của người chồng đang chấp hành hình phạt tù cũng như ý kiến về việc xét xử vắng mặt họ. Nếu có yêu cầu, tòa sẽ tiến hành hòa giải cho hai vợ chồng tại trại giam hoặc có thể coi vụ việc không tiến hành hòa giải được.
- Trường hợp hai bên không thể hòa giải, tòa án tiến hành xử ly hôn vắng mặt (người đang chịu án tù) theo thủ tục chung.
- Khi có quyết định bản án cho ly hôn khi chồng đi tù thì tòa án sẽ tống đạt các văn bản này cho người chấp hành hình phạt tù để họ được biết cũng như thực hiện quyền kháng cáo (nếu có).
Bước 5: Chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn khi chồng đi tù
Thời gian chuẩn bị xét xử thường là 4 tháng. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
- Tạm đình chỉ vụ án
- Đình chỉ vụ án
- Đưa vụ án ra xét xử
Bước 6: Xét xử vụ án ly hôn khi chồng đi tù
Tòa án mở phiên tòa trong thời hạn 01 tháng. Nếu có lý do chính đáng có thể kéo dài thành 02 tháng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các bên đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án giao hoặc gửi bản án cho cho các đương sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mẫu đơn ly hôn khi chồng đi tù theo quy định mới nhất”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: công chứng di chúc tại nhà, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Có cần phải ly thân rồi mới ly hôn?
- Sau khi ly hôn, có được đổi họ cho con không
- Chồng mất tích, có thể đơn phương ly hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Thông thường thì những tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đều sẽ phải chia khi ly hôn, tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ. Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc phân chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, vì vậy những tài sản chung nào mà vợ chồng thỏa thuận không chia thì khi ly hôn Tòa án sẽ không phân chia tài sản đó.
Ngoài ra, đối với những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng là tài sản riêng của vợ/chồng do được tặng, cho, thừa kế riêng hoặc được hai bên thỏa thuận là tài sản riêng thì tài sản này sẽ không phải chia khi ly hôn
Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2016 TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Theo đó đây là là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
Dựa trên cơ sở này thì vợ dù là nội trợ và không có bất kỳ khoản thu nhập nào trong suốt quá trình hôn nhân thì vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng. Do vậy, khi ly hôn vợ vẫn sẽ được chia tài sản theo quy định.