Mẫu đơn hạn chế quyền thăm con năm 2022

01/11/2022
Mẫu đơn hạn chế quyền thăm con năm 2022
253
Views

Trong trường hợp nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến quyền của người trực tiếp nuôi con thì người trực tiếp nuôi con có thể viết đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con. Đơn yêu cầu Tòa án hạn chế việc thăm con sau khi ly hôn được ban hành kèm Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.

Cùng tìm hiểu về cách viết mẫu đơn hạn chế quyền thăm con qua bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

  • Vợ, chồng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con; quyền, nghĩa vụ của mỗi bên với con sau khi ly hôn.
  • Không thỏa thuận được, Tòa án giao con cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
  • Con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

Theo đó, cha mẹ có thể thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và ai sẽ là người có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Người trực tiếp nuôi con phải tôn trọng và không được cản trở người kia đến thăm nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con.

Mẫu đơn hạn chế quyền thăm con năm 2022
Mẫu đơn hạn chế quyền thăm con năm 2022

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ bị hạn chế quyền thăm con.

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Thời gian bị hạn chế quyền của cha mẹ có thể kéo dài từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Mẫu đơn hạn chế quyền thăm con

Xem trước và tải xuống mẫu đơn hạn chế quyền thăm con:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Chú thích:

(1) Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn.

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu.

(4) Nêu rõ những vấn đề cầu yêu cầu Tòa án giải quyết. Vì đây là việc hạn chế quyền thăm nom con nên nêu rõ họ và tên của người bị yêu cầu hạn chế, thông tin theo Giấy khai sinh của người con.

(5) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(6) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(7) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(8) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,…

(9) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu

(10) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu đơn hạn chế quyền thăm con năm 2022“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đăng ký lại khai sinh trực tuyến, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất; khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ hạn chế quyền thăm con ở đâu?

theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ tại Tòa án cấp huyện – nơi người cha hoặc người mẹ hoặc người con chưa thành niên cư trú, làm việc.

Hồ sơ yêu cầu hạn chế quyền nuôi con bao gồm những gì?

Người có yêu cầu hạn chế quyền thăm con phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm:
– Đơn yêu cầu có nội dung chính gồm: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên Tòa án có thẩm quyền; Tên, địa chỉ, số điện thoại… của người yêu cầu, người liên quan; Trình bày cụ thể yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn của người kia cùng lý do, mục đích, căn cứ…
– Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu của mình.
– Quyết định/bản án ly hôn.
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn (bản sao).

Thời gian giải quyết yêu cầu hạn chế quyền nuôi con?

Căn cứ Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu được thực hiện như sau:
– 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo: Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu đơn chưa đầy đủ thì người yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung trong 07 ngày;
– 03 ngày làm việc làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Toàn án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
– 01 tháng: Thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
– 15 ngày: Tòa án mở phiên họp để giải quyết việc dân sự.
Như vậy, thời gian giải quyết việc yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn thường diễn ra khoảng 01-02 tháng. Tuy nhiên, thực tế, có thể có nhiều trường hợp, thời gian này sẽ kéo dài hơn.
 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.