Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mới năm 2022

17/09/2022
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mới năm 2022
249
Views

Cá nhân, tổ chức khi đủ điều kiện thành lâpj nhà xuất bản sẽ cần phải làm hồ sơ xin cấp phép thành lập. Vậy điều kiện để thành lập nhà xuất bản là gì? Quy định về cấp/thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản ra sao? Cách soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để thành lập nhà xuất bản theo quy định pháp luật?

Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) về điều kiện thành lập nhà xuất bản, cụ thể như sau:

Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

– Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;

– Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;

– Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.

Theo đó, để thành lập nhà xuất bản cần phải đáo ứng những điều kiện quy định pháp luật nêu trên.

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 và khoản 9 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản như sau:

– Ngoài điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 13 của Luật xuất bản, nhà xuất bản được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản

+ Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;

+ Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.

– Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, trên đây là điều kiện để thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật Xuất bản 2012 về việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản như sau:

– Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;

+ Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

– Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.

Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.

– Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:

+ Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;

+ Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;

+ Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.

– Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

+ Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

+ Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;

+ Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;

+ Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.

– Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản thực hiện theo quy định trên.

Thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản năm 2022

Hồ sơ đề nghị

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật xuất bản 2012 về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản (Mẫu số 01 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông);

– Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này, bao gồm:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan chủ quản nhà xuất bản;

+ Bản trích sao quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản của ngành hoặc địa phương;

+ Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hoặc tương đương;

+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản;

+ Văn bản chứng minh về nguồn vốn dự kiến cấp cho nhà xuất bản hoặc giấy tờ tương đương.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cơ quản chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hồ sơ được nộp dưới một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

– Nộp qua hệ thống bưu chính.

– Nộp qua cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.

Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mới năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty ở Việt Nam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đơn đề nghị cấp giấy phép nhà xuất bản gồm những nội dung gì?

Hình thức và nội dung của đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản phải đúng thể thức trình bày và đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
Phần kính gửi yêu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ghi rõ tên của Bộ thông tin và truyền thông nơi có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.
Phần thông tin của cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết như: tên nhà xuất bản dự kiến thành lập, tên giao dịch tiếng Anh, trụ sở của nhà xuất bản, số điện thoại, Tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của nhà xuất bản, đối tượng phục vụ của nhà xuất bản.
Đơn đề nghị sẽ phải kèm theo Đề án thành lập nhà xuất bản và các tài liệu liên quan.
Cuối đơn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ ký tên, ghi rõ và tên, đóng dấu.

Mục đích của đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là gì?

Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được dùng để ghi chép lại những thông tin liên quan đến nhà xuất bản và việc đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và thực hiện việc cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản như thế nào?

– Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
– Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.