Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới năm 2023

28/04/2023
Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới năm 2023
703
Views

Tiêu chuẩn 5640:1991 quy định về nguyên tắc, nội dung và trình tự tiến hành công tác bàn giao công trình xây dựng đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Việc thực hiện bàn giao công trình sẽ cần có biên bản bàn giao công trình. Vậy quy định về việc soạn thảo mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng như thế nào? Nội dung và hình thức của mẫu biên bản ra sao? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 26/2016/TT-BXD

Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng là gì?

Mẫu biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc bàn giao công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng với nội dung nêu rõ công trình hạng mục, địa điểm xây dựng, thời gian bàn giao, nội dung bàn giao…

Mục đích của mẫu biên bản: khi công trình đã hoàn thành và đã nghiệm thu, đủ điều kiện đi vào hoạt động, bên thi công sẽ tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư, biên bản bàn giao công trình nhằm ghi lại quá trình bàn giao và xác nhận việc giao nhận của cả hai bên.

Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng có những nội dung gì?

Theo Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Điều 9 thông tư này quy định về Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

“1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:

a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;

b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;

đ) Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;

e) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);

g) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;

h) Phụ lục kèm theo (nếu có).

2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;

b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;

c) Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;

đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng

(1) Ghi rõ tên công trình, hạng mục bàn giao;

(2) Ghi rõ địa điểm xây dựng công trình;

(3) Thời gian và địa điểm bàn giao;

(4) Ghi rõ thành phần của bên giao và bên nhận, số lượng cán bộ, chức vụ;

(5) Nội dung bàn giao bao gồm tài liệu, quy mô chất lượng, hồ sơ, thiết bị.

Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong việc bàn giao công trình

Chủ đầu tư có trách nhiệm và quyền hạn sau:

– Lập tiến độ bàn giao công trình;

– Tổ chức các cuộc họp bàn giao công trình;

– Nhận bàn giao công trình và toàn bộ hồ sơ có liên quan đến thiết kế, thi công công trình;

– Tiếp nhận vật tư, thiết bị kĩ thuật dự trữ đã cung cấp cho công trường nhưng chưa phải sử dụng;

– Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân vật lực để tiếp nhận đưa vào sử dụng và bảo quản công trình;

– Thống kê, bảo quản hồ sơ thiết kế, thi công công trình như quy định ở mục 2.10;

Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới năm 2023
Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới năm 2023

– Không nhận bàn giao công trình, hạng mục công trình khi có các bộ phận chưa nghiệm thu kĩ thuật hoặc bên nhận thầu chưa sửa chữa các tồn tại ghi trong biên bản nghiệm thu kĩ thuật;

– Khiếu nại với cấp trên của các tổ chức nhận thầu hoặc các cơ quan trọng tài kinh tế Nhà nước khi bên nhận thầu không đảm bảo thời hạn bàn giao hoặc không chịu sửa chữa các tồn tại đã phát hiện.

Trường hợp chủ đầu tư có lập Ban quản lí công trình thì Ban quản lí công trình chịu trách nhiệm tổ chức việc bàn giao, cơ quan sẽ sử dụng chịu trách nhiệm tiếp nhận công trình.

Tổng thầu xây dựng hoặc tổ chức nhận thầu trực tiếp có trách nhiệm và quyền hạn:

– Bàn giao công trình, hạng mục công trình (kể cả các hạng mục công trình đã giao thầu lại) cùng với toàn bộ hồ sơ có liên quan như quy định ở điều 2.3 cho chủ đầu tư đúng thời hạn;

– Sửa chữa các tồn tại theo đúng tiến độ như đã ghi trong biên bản nghiệm thu kĩ thuật và biên bản bàn giao công trình;

– Bàn giao lại các vật tư, thiết bị dự trữ do chủ đầu tư cấp chưa sử dụng, trong đó những hư hỏng mất mát phải bồi thường.

– Bàn giao catalô và hướng dẫn vận hành các thiết bị đã lắp đặt;

– Làm quyết toán công trình;-Khiếu nại với các cơ quan giám định chất lượng hoặc trọng tài kinh tế về trường hợp công trình đã đảm bảo chất lượng nhưng chủ đầu tư không chấp nhận hoặc chủ đầu tư không tổ chức bàn giao đúng thời hạn quy định.

Trách nhiệm của tổ chức nhận thầu lại:

– Bàn giao công trình, hạng mục công trình đã nghiệm thu kĩ thuật và sửa chữa xong các tồn tại cho tổng thầu và tham gia với tổng thầu bàn giao các công trình, bạng mục công trình đó cho chủ đầu tư.

– Bàn giao các hồ sơ thi công, các vật tư phụ tùng dự trữ chưa sử dụng; các catalô thiết bị đã lắp đặt cho tổng thầu;

– Sửa chữa các tồn tại về chất lượng công trình, hạng mục công trình theo đúng tiến độ đã ghi trong biên bản nghiệm thu kĩ thuật và biên bản bàn giao công trình.

Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức nhận thầu thiết kế:

– Tham gia trong thành phần bàn giao công trình

– Chịu kinh phí sửa chữa những phần việc hư hỏng do thiết kế gây ra;

– Không kí biên bản bàn giao công trình nếu thi công không đúng thiết kế;

– Đồng ý (hoặc không đồng ý) bàn giao tạm các hạng mục công trình, dây chuyền công nghệ để đưa vào sử dụng trước thời hạn bàn giao toàn bộ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giải đáp về giấy đặt cọc mua bán nhà đất viết tay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Khi tiến hành bàn giao, bên giao thầu phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gì?

Khi tiến hành bàn giao, bên giao thầu phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu sau:
– Danh sách các cơ quan đã tham gia xây dựng công trình;
– Catalô và hướng dẫn vận hành các thiết bị đã lắp đặt;
– Biên bản vận hành thử thiết bị không tải, có tải, trong đó quy định chế độ vận hành.
– Bản vẽ hoàn thành công trình, hạng mục công trình;
– Các tài liệu có liên quan đến việc thay đổi thiết kê;
– Tài liệu nghiệm thu từng bộ phận, hạng mục công trình;
– Chứng chỉ chất lượng, tài liệu thí nghiệm, nhật kí công trình;
– Biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình.
– Danh mục các thiết bị phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc sử dụng.

Thành phần tham gia bàn giao công trình gồm những ai?

Thành phần tham gia bàn giao gồm có:
– Đại diện tổ chức đầu tư (bên A) chủ trì.
– Đại diện tổ chức nhận thầu xây lắp (bên B).
– Đại diện tổ chức nhận thầu thiết kế.
– Đại diện các tổ chức nhận thầu phụ thiết kế, xây lắp.
– Đại diện tổ chức sử dụng công trình. Trường hợp các công trình hợp tác với nước ngoài xây dựng có tổ chức bàn giao giữa hai Nhà nước, thành phần tham gia bàn giao do thủ tướng Chính phủ quy định.

Cần thực hiện những công việc gì để bàn giao công trình?

– Thống nhất tiến độ bàn giao (theo từng hạng mục)
– Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu kĩ thuật công trình, hạng mục công trình.
– Kiểm tra việc sửa chữa các tồn tại đã ghi trong phụ lục nghiệm thu kĩ thuật công trình. Những hư hỏng chưađược sửâ chữa phải ấn định thời gian sửa chữa hoặc thống nhất dự toán kinh phí để chủ đầu tư sửa chữa;
– Thống kê các sai sót về chất lượng mới phát hiện trong quá trình kiểm tra bàn giao và quy trách nhiệm cho các bên hữu quan giải quyết;
– Lập biên bản bàn giao công trình hoặc tổ hợp hạng mục công trình đồng bộ (theo phụ lục).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.