Mắc bệnh truyền nhiễm có bị hoãn xuất cảnh không?

22/03/2022
515
Views

Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, quy định về điều kiện xuất, nhập cảnh và các trường hợp bị hoãn xuất, nhập cảnh. Vậy Mắc bệnh truyền nhiễm có bị hoãn xuất cảnh không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, đây là dạng bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng) gây ra, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số người mắc nhiều.

Bệnh truyền nhiễm được phân loại theo đường lây và chia ra 5 nhóm bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp
  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường
Mắc bệnh truyền nhiễm có bị hoãn xuất cảnh không?

Những trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh gồm:

– Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Mắc bệnh truyền nhiễm có bị hoãn xuất cảnh không?

STTTrường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
1– Bị can, bị cáo;-
– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố…
2– Người được hoãn chấp hành án phạt tù;
– Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
– Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách;
– Người được hưởng án treo trong thời gian thử thách;
– Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án.
3Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước…
4Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước…
5Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định…
6Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
7
8
9

Như vậy, mắc bệnh truyền nhiễm sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Mắc bệnh truyền nhiễm có bị hoãn xuất cảnh không?

Người mắc bệnh truyền nhiễm vượt biên trái phép bị xử lý ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh

Vượt biên trái phép không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vượt biên trái phép như sau:

“Điều 17. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

……………

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;”

Như vậy phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vượt biên trái phép không tuân thủ quy định về xuất nhập cảnh.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi vượt biên trái phép

Vượt biên trái phép nếu thỏa mãn tại điều 346 LHS 2015 về tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

  • Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới (cụ thể ở đây là vượt biên mà không làm thủ tục xuất nhập cảnh), đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Tái phạm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ một 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành tội phạm của tội làm lây lan dịch bệnh

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trong một số trường hợp, chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt khi họ là người có chức vụ, quyền hạn để “cho phép” đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật; hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.

Mặt khách thể

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; gây ra những hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho tính mạng; sức khỏe của con người cũng như cho môi trường sinh thái.

Mặt chủ quan

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý; người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng vẫn thực hiện.

Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Mặt khách quan

Đây là tội phạm có cấu thành vật chất. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện một trong các hành vi nói trên đã làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Người thực hiện những hành vi nói trên nhưng không; hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì chưa bị coi là tội phạm nhưng có thể bị xử lý hành chính.

Khi xem xét để định tội danh; bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mắc bệnh truyền nhiễm có bị hoãn xuất cảnh không?”. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đang trong thời gian cách ly bỏ trốn thì bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly, từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Vi phạm khai báo y tế những chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác có bị phạt không?

Trường hợp bạn vi phạm nhưng chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác, bạn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.