Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?

25/05/2022
Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?
1483
Views

Chào Luật sư, Hiện nay có rất nhiều bằng lái xe giả được làm trên thị trường và được bán tràn lan. Tuy nhiên chúng ta có thể biết được bằng lái xe giả và thiệt thông qua quét mã QR. Thưa luật sư mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2020; bằng lái xe được cơ quan chức năng in mã hai chiều (QR) vào mặt sau để đọc; giải mã nhanh thông tin trên bằng lái khi quét mã bằng điện thoại thông minh nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho người dân cũng như phía cơ quan công an kiểm trả bằng lái xe là thật hay giả.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bằng lái xe là gì?

– Bằng lái xe hay còn gọi là Giấy phép lái xe; là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

– Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

– Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu giấy phép lái xe hoặc tước GPLX có thời hạn hay không có thời hạn (giam bằng lái).

Các loại bằng lái xe hiện nay của Việt Nam

– Bằng lái xe hạng A1:

  • Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
  • Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.

Bằng lái xe hạng A2: Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Bằng lái xe hạng A3: Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Bằng lái xe hạng A4: Người lái xe các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.

Hạng B1 có 2 loại: dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe) và cả số sàn + số tự động (không hành nghề lái xe)

– Bằng lái xe ô tô hạng B1: số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Bằng lái xe ô tô Hạng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Bằng lái xe ô tô hạng B2: Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1

Bằng lái xe hạng C: Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên:

  •  Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2

Bằng lái xe hạng D:

  • Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C

Bằng lái xe hạng E:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D* Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.11.Bằng lái xe hạng F: người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

– Bằng lái xe hạng FB2: người lái các loại xe theo quy định hạng B2 kéo theo rơ moóc

– Bằng lái xe hạng FC: người lái xe các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc

– Bằng lái xe hạng FD: người lái xe các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc

– Bằng lái xe hạng FE: người lái xe các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc

Mã QR là gì?

– QR Code: mã vạch thế hệ mới.

– QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.

– QR Code (mã QR) được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994; có hình dạng bao gồm các điểm đen; và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. QR Code có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian; và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.

– Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL); thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS; nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét; nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn; …

Mã QR trên bằng lái xe

– Thực hiện quy định của thông tư số 38/2019/TT-BGTVT về đào tạo; và cấp giấy phép lái xe, từ ngày 01 tháng 6 năm 2020, Tổng cục Đường bộ đã thực hiện in mã QR vào bằng lái ôtô; xe máy được cấp mới, cấp đổi. Việc này thực hiện với bằng lái do Tổng cục Đường bộ và các sở giao thông vận tải cấp.

– Bằng lái xe được in mã QR có tác dụng để đọc; giải mã nhanh thông tin trên bằng lái xe bằng điện thoại thông minh và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe để xác minh tính xác thực và tra cứu thông tin của bằng lái. Mọi người chỉ cần sử dụng điện thoại có quét mã QR là có thể kiểm tra được thông tin về bằng lái.

Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?
Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?

Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?

– Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không? Câu trả là là được. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu làm bằng giả giống bằng thật 100%; nhiều đối tượng đã làm luôn mã QR trên bằng lái xe giả; nhằm qua mặc phía cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát.

– Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) hành vi làm mã QR trên bằng lái xe có làm giả; là hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu của tổ chức (Điều 341 BLHS). Bên cạnh đó, hành vi làm mã QR trên bằng lái xe có làm giả; còn có thể đồng thời bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Xử phạt đối với hành vi làm giả mã QR trên bằng lái xe có làm giả

Xử phạt hành chính hành vi làm giả bằng lái xe

Hành vi làm giả mã QR trên bằng lái xe giả là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần được pháp luật xử lý một cách nghiêm minh.

  • Hành vi làm mã QR trên bằng lái xe có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; nếu hành vi chưa đủ cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi vi phạm là “Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả”.

Xử lý hình sự hành vi làm giả bằng lái xe

Như đã phân tích hành vi làm mã QR trên bằng lái xe có làm giả là hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu của tổ chức (Điều 341 BLHS); và đôi khi hành vi làm mã QR trên bằng lái xe có làm giả; còn có thể đồng thời bị truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Đối với Tội làm giả con dấu của tổ chức:

  • Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng; bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
  • Trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; làm từ 2 con dấu;tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng; hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm, sẽ bị phạt tù từ 2 – 5 năm.
  • Người phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên, sẽ bị phạt từ 3 – 7 năm. 

Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Trong trường hợp phạm tội có tổ chức; hoặc có tính chất chuyên nghiệp; hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc tái phạm nguy hiểm; hoặc lợi dụng chức vụ; quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để chứng minh mình quên bằng lái xe khi gặp cảnh sát giao thông?

Trước đây, khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP còn có hiệu lực đã chưa linh hoạt trong việc hướng dẫn người có thẩm quyền xác định lỗi “quên” và “không có” bằng lái của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khiến việc xử phạt gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, việc lái xe chứng minh mình “quên mang” Giấy phép đã dễ dàng hơn rất nhiều.
Cụ thể, theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái sẽ tiến hành lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có Giấy phép lái xe (và hành vi vi phạm khác), sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.
Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.
Nếu quá thời hạn hẹn mà người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có Giấy phép lái xe.

Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không?

Theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe như sau:
– Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh dưới 50 cm3.
Cụ thể các bệnh không đủ điều kiện lái xe hạng B1, như sau:
– Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
– Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.
Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không? Câu trả lời là có thể, nếu người lái xe bị có thị lực <5/10 (một mắt hoặc cả hai mắt) nếu điều chỉnh bằng kính có thị lực 10/10 thì sẽ được điều kiển xe có hạng B1.

Quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không?


Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng; nếu người vi phạm không đến nộp phạt và nhận GPLX; thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu và có thể tiêu hủy theo quy định tại Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Như vậy, khả năng cao là giấy tờ của bạn đã bị tiêu hủy; bạn không thể nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe được nữa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.