Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu theo quy định?

10/11/2022
Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu theo quy định?
619
Views

Phiếu lý lịch tư pháp là văn bản do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân. Văn bản này có giá trị chứng minh cá nhân có án tích hay không; xác định cá nhân có thuộc trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản hay không. Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp gồm hai loại là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân. Cùng tìm hiểu về thời hạn của lý lịch tư pháp số 2 qua bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, phiếu Lý lịch tư pháp số 1 là phiếu cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức còn phiếu lý lịch tư pháp số 2 là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp. Trong đó:

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

  • Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Hiện nay Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý mà thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định khác nhau tại các văn bản pháp luật khác.

Quy định tại Luật quốc tịch 2008

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Luật quốc tịch 2008, phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Quy định tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi

Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu theo quy định?
Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu theo quy định?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định thời hạn sử dụng của giấy tờ trong đó quy định:

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Quy định tại Luật Công chứng 2014 và Luật Luật sư 2012

Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

ĐIểm c Khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.

Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực, chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm

Như vậy, thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự.

Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 2

Theo quy định tại Điều 43 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp số 2 ghi các nội dung sau:

  • Thông tin về người được cấp;
  • Thông tin về tình trạng án tích, trong phần này, Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi rõ:
    • Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
    • Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
  • Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là thông tin bắt buộc và người yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 2 không có quyền chọn có ghi thông tin này hay không.  

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu theo quy định?“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình. Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Điểm khác nhau giữa lý lịch tư pháp số 2 và số 1?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau ở 4 nội dung dưới đây:
Đối tượng xin cấp
Mục đích sử dụng
Nội dung thể hiện trên phiếu, và
Ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục.

Mục đích cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

Lý lịch tư pháp số 2 được cấp để:
– Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
– Để cá nhân yêu cầu làm lý lịch tư pháp số 2 biết nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Cá nhân xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 có được ủy quyền cho người khác không?

Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp thực hiện thủ tục không được ủy quyền cho người khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.