Ly hôn vì mâu thuẫn với mẹ chồng, Tòa án có chấp nhận hay không?

16/08/2022
Ly hôn vì mâu thuẫn với mẹ chồng, Tòa án có chấp nhận?
484
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi và chồng tôi đã kết hôn 2 năm. Do bất đồng cuộc sống với mẹ chồng mà hôn nhân không thể tiếp tục duy trì, tôi cảm thấy rất áp lực. Tôi muốn hỏi rằng ly hôn vì mâu thuẫn với mẹ chồng, Tòa án có chấp nhận hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

  • Đối tượng có quyền ly hôn là những người đang có quan hệ hôn nhân với nhau. Theo Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn;
  • Cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần. Hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, không chỉ có vợ hoặc chồng mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, mà trong những trường hợp nêu trên để bảo vệ quyền lợi của bên bị xâm hại, người thân trong gia đình có thể làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề ly hôn.

Khi nào Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) hiện hành.

Căn cứ Điều 51 Luật HN&GĐ, người có quyền yêu cầu ly hôn là vợ, chồng hoặc cả hai người. Thậm chí trong một số trường hợp sau đây, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:

Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ

Tuy vậy, nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được yêu cầu ly hôn.

Về các hình thức ly hôn, hiện Luật HN&GĐ quy định có 02 cách để yêu cầu ly hôn:

Ly hôn thuận tình: Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn nếu hai vợ chồng cùng yêu cầu; thật sự tự nguyện; thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái… bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con;

Ly hôn đơn phương (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên): Là một bên vợ hoặc chồng yêu cầy ly hôn, không hòa giải được. Tòa án chấp nhận giải quyết ly hôn trong trường hợp này nếu có các căn cứ sau:

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;

Ly hôn vì mâu thuẫn với mẹ chồng, Tòa án có chấp nhận?
Ly hôn vì mâu thuẫn với mẹ chồng, Tòa án có chấp nhận?

– Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn;

– Có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia;

– Vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Để hướng dẫn cụ thể căn cứ này, điểm a Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 nêu rõ:

Quan hệ hôn nhân trầm trọng: Đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn vi phạm:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau: Mỗi người chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người còn lại…

– Vợ hoặc chồng luôn ngược đãi, hành hạ nhau: Thường xuyên đánh đập, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau,…

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau: Ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình…

Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài: Sau khi được nhắc nhở, khuyên bảo nhiều lần nhưng không cải thiện tình trạng hôn nhân thì đây có thể là căn cứ cho rằng đời sống vợ chồng không thể kéo dài.

Mục đích của hôn nhân không đạt được: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ, chồng sau khi kết hôn. Theo đó, khi kết hôn, hai vợ chồng phải:

– Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ nganh nhau về mọi mặt trong gia đình;

– Có tình nghĩa vợ chồng như: Yêu thương nhau, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…

Có thể thấy, nếu cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng như đã phân tích ở trên thì Tòa án sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giải quyết yêu cầu ly hôn.

Ly hôn vì mâu thuẫn với mẹ chồng, Tòa án có chấp nhận?

Theo phân tích ở trên, nếu việc mâu thuẫn với mẹ chồng không khiến cuộc hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể cứu vãn được, vợ chồng không có hành vi bạo lực gia đình… thì Tòa án không có căn cứ để giải quyết ly hôn.

Không chỉ vậy, nếu thực tế có những lý do nêu trên nhưng người yêu cầu ly hôn không chứng minh được thì Tòa án cũng không có căn cứ để giải quyết yêu cầu ly hôn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ly hôn vì mâu thuẫn với mẹ chồng, Tòa án có chấp nhận?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; trích lục hộ tịch trực tuyến; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn là bao lâu?

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tổng thời gian giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn từ lúc tòa án thụ lý hồ sơ tới khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn là khoảng 2 đến 3 tháng. Trường hợp Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn thì thời gian là 30 ngày kể từ ngày Tòa thụ lý.

Hồ sơ thủ tục ly hôn gồm những gì?

Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
Sổ hộ khẩu gia đình (bảo sao có chứng thực);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.

Căn cứ để ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn theo yêu cầu của 1 bên vợ hoặc chồng quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình.
Có căn cứ về việc có sự bạo hành gia đình trong quan hệ vợ chồng.
Có sự vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.