“Thưa luật sư, như tôi biết thì ngày nay giá đất đang lên. Nhiều nơi lại đang tạo cơ hội cho những căn nhà đồng sở hữu. Tôi đang ở T.P Hồ Chí Minh thì có nhắm được vài chỗ mua cùng anh trai. Tuy nhiên nhiều người bảo tôi không nên mua nhà đồng sở hữu mà theo tôi tham khảo thì cũng nhiều thuận lợi. Luật sư cho tôi hỏi là mua nhà đồng sở hữu liệu có ổn không và có những lưu ý gì để khi mua được lợi cho tôi không ạ?”
Vấn đề về nhà đồng sở hữu tuy không còn xa lạ với nhiều người song có nhiều điều mà người dân không nắm rõ sẽ dễ chịu thiệt. Sau bài tư vấn của Luật sư 247 về lưu ý khi mua nhà đồng sở hữu; mong bạn sẽ hiểu hơn và có những chuẩn bị cho bản thân:
Tìm hiểu về nhà đồng sở hữu là gì?
Nhà đồng sở hữu là một dạng nhà hình thức nhiều người cùng đứng chung tên trên 1 cuốn sổ hồng chính. Những người có tên trong sổ đều có quyền hạn và tiếng nói về mảnh đất đó. Sổ hồng đồng sở hữu lại là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có bằng hoặc nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái của chủ sở hữu. Sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác là sổ riêng chung thửa, sổ hồng chung.
Tuy nhiên vẫn nên lưu ý một số vấn đề riêng theo quy định về nhà đồng sở hữu để cẩn thận trong mua bán. Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật đất đai:
“Nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”.
Đồng thời khi mua bán nhà đất; mặc dù pháp luật công nhận những chủ sở hữu chung có quyền, nghĩa vụ tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; nhưng khi một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo; về việc bán và các điều kiện bán; mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Như vậy, chủ sở hữu chỉ có thể bán nhà khi được sự đồng ý của những người đồng sở hữu còn lại; việc này tiềm ẩn rủi ro phát sinh tranh chấp khi có sự bất hòa giữa các đồng sở hữu; dẫn đến chủ sở hữu không thể thực hiện các thủ tục mua bán theo đúng quy định pháp luật.
Đặc điểm khi mua nhà đồng sở hữu
Ưu điểm của nhà đồng sở hữu
- Đầu tiên chúng ta chắc chắn sẽ thấy ưu điểm về giá; với nhà đồng sở hữu giá bán sẽ luôn rẻ hơn nhiều so với nhà có sổ hồng riêng.
- Nhà luôn được xây dựng thiết kế rất đẹp mắt, sạch sẽ, sang trọng.
- Vị trí nhà thường ở gần mép thành phố; vì vậy di chuyển vào trung tâm cũng khá gần, tiện đường đi, điện nước đầy đủ.
- Nhà ở gần trung tâm, dân cư hiện hữu đông đức, tiện ích xung quanh đầy đủ; nếu mua để sống, an cư thì rất lý tưởng.
- Giá 1 căn nhà đồng sở hữu với diện tích đất khoảng 30m2; diện tích sử dụng 60m2 giá bán ở Quận 12 rơi vào khoảng 1 tỷ 2 đến 1 tỷ 5.
- Thanh toán linh hoạt : Nhiều chủ đất hay nhà đầu tư cho phép khách hàng thanh toán linh hoạt; không cần phải thanh toán đủ ngay 100% mà vẫn có thể chuyển đến ở ngay.
Nhược điểm của nhà đồng sở hữu
- Nhược điểm đầu tiên chúng ta có thể thấy đó là vấn đề về sổ hồng; nhiều người cùng đứng tên. Vì vậy khi bạn muốn bán nhà thì phải tất cả những người có nhà trong mảnh đất đó cùng đi ký tên; thì bạn mới bán được, điều này hơi khó khăn.
- Không thế chấp được ngân hàng : Với nhà đồng sở hữu bạn sẽ không được vay thế chấp ngân hàng với ngôi nhà này; vì sổ hồng không phải của riêng bạn.
- Diện tích nhà hơi nhỏ : Với những nhà đồng sở hữu diện tích mảnh đất thường không quá 30m2; vì vậy khá chật chội nếu như nhà bạn đông người.
Lưu ý khi mua nhà đồng sở hữu
Những lưu ý cơ bản khi bạn mua nhà đồng sở hữu như sau:
- Xem giấy tờ sổ gốc, khu nhà ở của bạn đã lên thổ cư hay chưa; có bị quy hoạch hay không. Nếu bị quy hoạch sẽ dễ bị mất nhà.
- Sổ hồng gốc có đang bị đem đi thế chấp ngân hàng hay không. Nếu có thì cần lưu ý, vì ngân hàng có thể thu hồi tài sản bất cứ lúc nào.
- Phải phân biệt được nhà đồng sở hữu và nhà sổ hồng riêng. Hiện nay rất nhiều sale bất động sản bán nhà đồng sở hữu; nhưng đánh lừa khách hàng bằng tư vấn sổ riêng. Đó là sổ con nằm trong sổ chính chứ không phải sổ riêng của căn nhà đó.
- Nhà đồng sở hữu khác với nhà công chứng vi bằng. Nhà đồng sở hữu có pháp lý và tin tưởng hơn công chứng vi bằng.
- Xác định nhu cầu thực của bạn là mua để ở hay mua để đầu tư. Nếu mua để ở thì với nhà đồng sở hữu là rất nên mua, vì giá thành rẻ; nhà mới sạch đẹp, dân cư đông, gần trung tâm. Còn nếu mua để đầu tư thì không nên mua, vì bán lại rất khó, giá lời không nhiều.
Mời bạn xem thêm
- Nhà đồng sở hữu có tách sổ riêng được không theo quy định mới?
- Thay đổi nội dung hợp đồng thế chấp có phải đăng ký lại năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lưu ý khi mua nhà đồng sở hữu“. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể cty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ thương hiệu; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xác nhận tình trạng độc thân; giấy phép bay flycam; đăng ký nhãn hiệu, mẫu trích lục hộ khẩu; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự …. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Pháp luật vẫn công nhận đây là loại sổ hồng, có giá trị như sổ hồng riêng. Thế nhưng khi giao dịch mua bán, vay mượn thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
– Khi mua đất hoặc nhà ở sổ hồng đồng sở hữu (sổ chung), chủ sẽ được cấp 1 tờ sổ riêng biệt có giá trị giống cuốn sổ duy nhất. Điều khác biệt ở đây là cuốn sổ của người nào thì sẽ đứng tên của người đó. Trong cuốn sổ thể hiện tổng diện tích sử dụng bao nhiêu giữa các bên mua bán thỏa thuận với nhau.
Kiểm tra, xác minh thông tin về tổng số người có tham gia vào việc đồng sở hữu.
Kiểm tra giấy tờ đúng tên ai? Lịch sử chuyển nhượng và tình trạng hiện tại của giấy tờ cũng như người sở hữu giấy tờ.
Kiểm tra hiện trạng nhà đất bao gồm: diện tích thực tế so với diện tích trên giấy tờ, các loại thuế đã nộp, mật độ xây dựng,….
Kiểm tra xem đất có nằm trong quy hoạch của Nhà nước hay không.
Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp với mục đích của mình.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.