Trong thực tiễn của đời sống, các giao dịch trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh – thương mại là hết sức đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển sôi động. Vì hợp đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hợp đồng thương mại là một văn bản pháp lý để các bên tham gia quan hệ pháp luật thương mại thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nó cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh. Vậy làm sao để có một hợp đồng thương mại chặt chẽ. Luật sư X xin cung cấp tới quý khách hàng Luật sư soạn thảo hợp đồng thương mại.
Hợp đồng là gì, các hình thức của hợp đồng?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
– Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
– Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản
– Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
Lưu ý: Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Các dạng của hợp đồng thương mại
– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mai
Khi luật sư soạn thảo hợp đồng thương mại cần chú ý các điều kiện sau:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
+ Chủ thể khi thực hiện ký kết hợp đồng thương mại phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đứng đầu cơ quan tổ chức, hoặc người được ủy quyền theo giấy ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan tổ chức.
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Mục đích và nội dung phải được thể hiện rõ trong hợp đồng
Trường hợp vô hiệu của hợp đồng
Theo quy định của Điều 410 BLDS thì vấn đề hợp đồng vô hiệu sẽ được áp dụng theo các quy định từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS bao gồm các trường hợp sau
– Giao dịch bị vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của BLDS bao gồm: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Ngoài ra, nếu pháp luật yêu cầu giao dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó thì hình thức của giao dịch cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Vi phạm điều cấm của pháp luật có nghĩa là vi phạm những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, ví dụ như hành vi buôn bán chất ma tuý. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Nếu một giao dịch dân sự được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo đó bị vô hiệu, tuy nhiên giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ khi nó cũng bị vô hiệu theo các quy định khác của BLDS.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó.
Ngoài các quy định trên, BLDS còn có quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được, đó là trong trường hợp ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lí do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.
Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại được ký kết giữa các bên là những thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây chính là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự.
Về chủ thể trong hợp đồng thương mại ở đây gồm những thương nhân (bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc các nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (Điều 2 Luật thương mại 2005). Khi ký kết hợp đồng thương mại, để đảm bảo hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật và bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Về nguyên tắc, thỏa thuận giữa các bên tại hợp đồng thương mại (trừ các hợp đồng thuộc các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh riêng bởi các luật chuyên ngành) sẽ phải tuân theo các quy định tại Luật thương mại, trong trường hợp Luật thương mại không có quy định, các quy định tương ứng tại Bộ Luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật khác sẽ được áp dụng.Thời gian khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại chỉ có 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên tại hợp đồng thương mại bị xâm phạm.
MỜI BẠN XEM THÊM :
THAY ĐỔI NỘI DUNG HỢP ĐỒNG THÌ CÓ CẦN LÀM LẠI HỢP ĐỒNG?
Quy định pháp luật về bảo hành, bảo hiểm trong hợp đồng xây dựng
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong thương mại quốc tế, luật pháp và thực tiễn đều ghi nhận các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng. Luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế có thể là luật quốc gia, các điều ước quốc tế về thương mại, tập quán thương mại quốc tế, hợp đồng mẫu, các nguyên tắc chung về hợp đồng và các học thuyết pháp lý.
Các điều khoản trong hợp đồng không thể điều chỉnh tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp động mà có nhiều vấn đề các bên chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng trong hợp đồng. Chính vì thế, luật áp dụng cho hợp đồng đóng vai trò là bổ khuyết các vấn đề thiết sót đó “fill in gaps”.
Các bên có thể lựa chọn các nguồn luật khác nhau để điều chỉnh hợp đồng. Khi lựa chọn luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng thì cần phải lưu ý việc chọn luật phải được ghi nhận cụ thể trong một điều khoản hợp đồng, gọi là “Điều khoản chọn luật” hoặc “Luật điều chỉnh”.
Vì vậy Bạn có thể lựa chọn pháp luật Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng khi bên đối tác của bạn ở bên Đức đồng ý.