Luật nghỉ kinh nguyệt quy định như thế nào?

09/08/2022
Luật nghỉ kinh nguyệt
1203
Views

Trong những ngày “đèn đỏ” nhiều chị em thường có các biểu hiện mệt mỏi, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý. Việc quy định chế độ nghỉ cho lao động nữ mang ý nghĩa tích cực, là chính sách nhân văn bù đắp nhiều thiệt thòi của của lao động nữ, tạo điều kiện giúp họ có thể tự lựa chọn thời gian nghỉ phù hợp. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Luật nghỉ kinh nguyệt” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Lao động nữ có thêm thời gian nghỉ vào ngày “đèn đỏ” được hưởng lương

  • Căn cứ theo Khoản 3, Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:

a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;

b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.”

  • Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Luật cũng quy định số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng và thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Trong trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Không nghỉ ngày “đèn đỏ” lao động nữ được trả thêm tiền lương không?

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc, thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. Thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Quyền lợi lao động nữ được hưởng

Luật nghỉ kinh nguyệt
Những quyền khác mà lao động nữ được hưởng
  • Cải thiện điều kiện lao động

Người sử dụng lao động, cơ sở tiếp nhận lao động vào làm việc cần đảm bảo nhu cầu thiết yếu đặc thù về vệ sinh, nhằm đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ cũng như đảm bảo lao động nữ làm việc hiệu quả. Pháp luật quy định người sử dụng lao động bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế. Cùng với đó, pháp luật khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt…

“Điều 6. Cải thiện điều kiện lao động đối với lao động nữ

1.Người sử dụng lao động bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.

2.Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ.”

  • Chăm sóc sức khỏe

Că cứ Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP có quy định về Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:

“1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

3.Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.”

  • Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 85/2015/ NP-CP quy định lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:

“Điều 8. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

1.Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2.Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

3.Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Luật nghỉ kinh nguyệt”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, mẫu báo cáo tài chính năm 2022, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp không cho lao động nữ nghỉ 30 phút ngày “đèn đỏ” bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động nếu có hành vi:
Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, quy định chế độ nghỉ ngơi cho lao động nữ vào ngày “đèn đỏ” là quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định này. Nếu doanh nghiệp vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính.

Giải quyết vấn đề lao động nữ có được nghỉ trong ngày “đèn đỏ” hay không?

Người lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Người lao động là yếu tố cơ bản trong quan hệ lao động. Do đó, cần tạo điều kiện để người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng có thể có sức khỏe tốt để hoàn thành công việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.