Lừa dối kết hôn là gì?

25/10/2022
280
Views

Xin chào Luật sư! Tôi mới kết hôn được 2 tháng, tôi và chồng đã yêu nhau được 6 tháng. Chồng tôi nói với tôi ngôi nhà đang ở là của anh ấy nên khi cưới sẽ không phải lo về chỗ ở. Nhưng bây giờ tôi phát hiện ra đó là nhà thuê. Liệu đó có được coi chồng tôi có lừa dối tôi để kết hôn. Tôi muốn hỏi luật sư theo pháp luật quy định thì lừa dối kết hôn là gì?  Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về kết hôn

Kết hôn là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Điều kiện kết hôn

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Lừa dối kết hôn là gì?
Lừa dối kết hôn là gì?

Các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cấm các hành vi sau đây:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Yêu sách của cải trong kết hôn;
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  • Bạo lực gia đình;
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Lừa dối kết hôn là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, lừa dối kết hôn được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba vì muốn đạt được mục đích kết hôn nên đã cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi lừa dối thì bên kia đã không đồng ý việc kết hôn.

Lừa dối kết hôn là một trong những căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn do lừa dối?

Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là:

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Xử lý việc lừa dối kết hôn

Xử lý việc lừa dối kết hôn được quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn; tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
  • Trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng không cung cấp được Giấy chứng nhận kết hôn do bị thất lạc thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình khi việc kết hôn đó đã được đăng ký tại đúng cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn được xác định theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về hôn nhân và gia đình.
  • Trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn tại đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn mà yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này.
  • Trường hợp việc kết hôn được đăng ký tại không đúng cơ quan có thẩm quyền hoặc trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn mà có yêu cầu Tòa án giải quyết thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Lừa dối kết hôn bị phạt không?

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Lừa dối kết hôn là gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm: cản trở kết hôn là gì, mới ly hôn xong có được kết hôn không, dịch vụ thám tử tận tâm … trên trang luatsu247 .

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247, hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102 hoặc:

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật là gì?

Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là:
– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Lừa dối kết hôn có phải là kết hôn giả tạo không?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, kết hôn giả tạo là  là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Như vậy, kết hôn giả tạo không phải là lừa dối kết hôn nhưng hai hành vi này đều vi phạm quy định của pháp luật hôn nhân.

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.