Lừa đảo lấy thông tin cá nhân để làm gì?

16/06/2022
Lừa đảo lấy thông tin cá nhân để làm gì?
1624
Views

Hiện nay có rất nhiều kẻ thu thập các thông tin cá nhân như tin nhắn, mật khẩu hay tài khoản ngân hàng với các dữ liệu nhạy cảm khác một cách âm thầm mà người dùng không hề hay biết, không chỉ trên điện thoại di động người dùng internet còn có các nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân khác nếu không biết cách bảo mật thông tin của mình. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Lừa đảo lấy thông tin cá nhân để làm gì?” qua bài viết sau đây nhé!

Lừa đảo lấy thông tin cá nhân

Mục đích của những đối tượng lừa đảo lấy thông tin cá nhân trên CMND, căn cước công dân là để chiếm đoạt tài sản thông qua các giao dịch ngân hàng, giao dịch trên điện thoại, giao dịch mua hàng, giao dịch chuyển tiền, và các giao dịch bất hợp pháp khác.

Lừa đảo lấy thông tin cá nhân để làm gì?

Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc sau khi lừa lấy được thông tin cá nhân của người khác và dùng thông tin đó với nhiều mục đích khác nhau. Một ví dụ về việc dùng thông tin cá nhân của người khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như sau:

Dùng số chứng minh nhân dân và thông tin cá nhân để thành lập công ty và làm hóa đơn khống: Tức là Công ty do bạn làm giám đốc, công ty đó tiến hành làm giả và bán hóa đơn, chứng từ.

Hậu quả xảy ra là bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Như vậy, về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn nên trình báo cơ quan công an về việc bạn bị lừa lấy mất thông tin cá nhân để cơ quan công an có ghi nhận vụ việc. Nếu có trường hợp thông tin cá nhân của bạn bị sử dụng thực hiện các hành vi trái pháp luật thì cơ quan công an sẽ tiến hành xác minh trên cơ sở bạn trình báo.

Lừa đảo lấy thông tin cá nhân để làm gì?
Lừa đảo lấy thông tin cá nhân để làm gì?

Khi bị lộ thông tin cá nhân cần làm gì?

Khi phát hiện thông tin của mình bị lộ, thì việc đầu tiên cần làm đó là người dùng nên liên lạc với các chuyên gia bảo mật hoặc các công ty về bảo mật có các dịch vụ ứng cứu sự cố để được hỗ trợ nhanh nhất có thể vì với tốc độ lan truyền như hiện nay, thì một khi thông tin đã bị lộ thì việc khôi phục là rất khó. Chính vì thế  khi phát hiện sự cố, người dùng cần rà soát lại hệ thống của mình, tìm lỗ hổng và tiến hành các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn những nguy cơ trong tương lai

Ngoài ra đối với những thông tin đã mất, thì cần nhanh chóng vô hiệu hóa nó để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến bản thân mình và những người khác có liên quan về vấn đề này.  và Để tự bảo vệ mình giữa xã hội thông tin mạng và nền kinh tế internet rộng lớn, Đối với những người dùng các trang mạng xã hội thì  người dùng nên trang bị cho mình những kiến thức an ninh mạng cơ bản.

Nếu không có kiến thức thì rất dễ bị sập bẫy, và giống như bạn chạy xe trên đường mà không biết luật an toàn giao thông thì có thể sẽ gây tai nạn cho người khác hoặc chính chúng ta sẽ là nạn nhân của tai nạn. Đối với khi có kiến thức, thì người dùng sẽ nhận biết các nguy cơ, cạm bẫy có thể xảy ra và hạn chế được việc rò rỉ thông tin cá nhân ra ngoài và gây ảnh hưởng xấu cho chính bản thân chúng ta Ngoài ra, Khi mọi người dùng internet nên có ý thức bảo vệ các thông tin, hết sức cân nhắc khi nhập vào bất cứ đâu các dữ liệu cá nhân của mình để tránh các rủi ro có thể xảy ra

Để phòng tránh, người sử dụng cần cẩn trọng khi cài một ứng dụng mới, không nên cài từ các chợ không chính thống, xem kỹ thông tin về nhà sản xuất. Và tốt nhất, cần trang bị phần mềm an ninh cho điện thoại di động để được bảo vệ một cách tự động.

Buôn bán dữ liệu cá nhân

Căn cứ dựa trên quy định tại Điều 22 Luật công nghệ thông tin quy định tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba và cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân đối với Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Quyền bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ ở ba chế tài xử lý đó là chế tài dân sự, chế tài hành chính và chế tài hình sự.

Tại Bộ luật dân sự 2015 quy định về các quyền được yêu cầu tòa án buộc bên xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại và các yêu cầu khác theo quy đinh của pháp luật

Tại các chế tài xử lý vi phạm hành chính: Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm bảo vệ thông tin người tiêu dùng quy định mức phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành như: sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo; chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng… và Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.

Tại các chế tài xử lý về trách nhiệm hình sự: người có hành vi xâm phạm đến bí mật cá nhân, bí mật đời tư hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều 125 Bộ luật hình sự 1999 và điều 159 Bộ luật hình sự 2015 và điều 266 Bộ luật hình sự 1999, điều 288 Bộ luật hình sự 2015.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Lừa đảo lấy thông tin cá nhân để làm gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo người có hành vi lừa đảo lấy thông tin cá nhân ở đâu?

Công dân có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra công an cấp huyện hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Mất CCCD, CMND cần phải làm gì để tránh bị lấy thông tin cá nhân?

Khi bị mất căn cước công dân, chứng minh nhân dân, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ. Đây là căn cứ để chứng minh chủ sở hữu của căn cước công dân, chứng minh nhân dân không có liên quan đến các giao dịch dân sự trong thời gian bị mất căn cước công dân, chứng minh nhân dân; đồng thời phòng ngừa trường hợp số căn cước của công dân bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật.

Phát hiện số CCCD, CMND của mình bị sử dụng trái phép cần phải làm gì?

Khi nghi ngờ/phát hiện số căn cước công dân/ chứng minh nhân dân của mình bị sử dụng trái phép để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao trả sau, cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng, nhà mạng để được hỗ trợ khóa tài khoản, thuê bao.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.