Lời sau cùng của bị cáo theo quy định?

07/12/2021
Lời sau cùng của bị cáo theo quy định?
1216
Views

Chào luật sư! Tôi đọc báo thấy có bị cáo trình bày lời sau cùng là khoe có giấy khen trong thời gian đi học tại trường Đại học. Bản thân bị cáo đã tham gia vào nhiều công trình đặc biệt; nhận được giấy khen của nước Lào; bố vợ bị cáo cũng có bằng khen, giấy khen… để xin giảm hình phạt. Vậy những lời đó có đúng quy định không? có được chấp nhận không? Rất mong được luật sư tư vấn về Lời sau cùng của bị cáo theo quy định? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư 247 xin được tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021)

Nội dung tư vấn

Lời nói sau cùng của bị cáo là gì

Pháp luật không có sự định nghĩa cụ thể về lời nói sau cùng của bị cáo; nhưng ta có thể hiểu lời nói sau cùng của bị cáo là lời trình bày của bị cáo tại phiên toàn; sau khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận.

Trong lời nói sau cùng; bị cáo được trình bày về những vấn đề mà họ cho là cần thiết nhất đối với mình để hội đồng xét xử xem xét khi nghị án. Ví dụ: Nếu bị cáo nhận tội thì có thể đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt hoặc cho hưởng án treo; nêu không nhận tội thì đề nghị hội đồng xét xử lưu ý các chứng cớ gỡ tội…

Bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử; đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bị cáo chỉ là người bị buộc tội. Họ chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Tòa án ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Khi kết thúc tranh luận; Bị cáo được trình bày lời nói sau cùng để thực hiện quyền tự bào chữa của mình trước khi hội đồng xét xử vào phòng nghị án.

Lời nói sau cùng của bị cáo theo quy định

Lời nói sau cùng của bị cáo được quy định ở đâu

Vấn đề lời nói sau cùng của bị cáo được quy định tại Điều 324 Bộ luật tố tụng hình sự:

  1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm; chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.
  2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Quy định về bị cáo được trình bày lời nói sau cùng; lần đầu được quy định tại Thông tư số 2225/HCTP ngày 24.10.1956 của Bộ Tư pháp; và Thông tư số 06/TC ngày 09.9.1967 của Toà án nhân dân tối cao.

Theo đó; bị cáo được trình bày lời nói sau cùng để thực hiện quyền tự bào chữa của mình; trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Quy định này được pháp điển hoá và ghi nhận tại Điều 34 và Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988; và Điều 210 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; và quy định pháp luật hiện hành được áp dụng là điều 324 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Trong lời nói sau cùng; bị cáo được trình bày những vấn đề mà họ cho là cần thiết nhất đối với mình để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án.

Lời nói sau cùng của bị cáo được quy định như nào

Theo quy định trên; trước khi nghị án và tuyên án bị cáo có quyền nói lời sau cuối; bị cáo có thể trình bày về những vấn đề liên quan đến chính bản thân bị cáo hay vụ án; để hội đồng xét xử xem xét trong quá trình nghị án. Thông thường; bị cáo thường trình bày về hoàn cảnh nhân thân hoặc những lý do, tình tiết, những thông tin; chứng cứ có lợi cho mình để xin giảm nhẹ hình phạt hoặc có những biện pháp xử lý khác…

Bị cáo không bị hạn chế thời gian trình bày và trong khi bị cáo nói lời sau cùng; thì hội đồng xét xử không được đặt câu hỏi; nhưng hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không nhắc lại những vấn đề đã được xét hỏi; không được trình bày những vấn đề lan man; không rõ ràng, không có sự liên quan đến vụ án.

Nếu trong lời nói sau cùng; bị cáo trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án; thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi; sau đó lại tranh luận về những vấn đề mới được xét hỏi. Việc xét hỏi được quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự 2015.

Cần chú ý rằng nếu Hội đồng xét xử xác định rằng tình tiết mới do bị cáo trình bày là có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án; thì việc quyết định trở lại xét hỏi là bắt buộc. Quy định này đảm bảo cho việc xét xử của Toà án được toàn diện, chính xác, khách quan.

Ý nghĩa của lời nói sau cùng của bị cáo

Việc quy định về nói lời sau cuối của bị cáo là một quy định hợp lý; đây là cơ sở để bị cáo có thể trình bày những nội dung có liên quan đến vụ án hình sự; cũng là cơ hội để bị cáo tự ăn năn; hối cải về những việc làm sai trái của mình đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng; gây ảnh hưởng, thiệt hại đến những người xung quanh; làm mất an toàn, an ninh trật tự xã hội.

Quy định này nhằm mục đích để cho bản thân họ nói lên quan điểm của mình về vụ án, các vấn đề liên quan khác. Điều này còn mang tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật; do đó cơ quan và người tiến hành tố tụng phải tôn trọng để họ thực hiện theo đúng quy định.

Quyền và nghĩa vụ của bị cáo

Quyền của bị cáo

  1. nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác.
  2. tham gia phiên tòa.
  3. được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ.
  4. đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;… đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;…
  5. đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  6. trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
  7. tự bào chữa, nhờ người bào chữa.
  8. không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
  9. đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa.
  10. nói lời sau cùng trước khi nghị án.
  11. xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.
  12. kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
  13. khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  14. ngoài ra, bị cáo còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bị cáo

  1. Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng (do dịch bệnh; thiên tai;…) hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
  2. Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; ta có thể thấy bị cáo được nói lời sau cùng là 1 trong những quyền của bị cáo. Việc quy định bị cáo được nói lời sau có thể là sự tự bào chữa cuối của bản thân; có thể là sự ăn năn hối cải. Và cơ quan, người có thẩm quyền phải tôn trọng lời trình bày đó.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bị cáo nói lời sau cùng tên tiếng anh là gì?

Bị cáo nói lời sau cùng tên tiếng Anh là: ” Defendants’ last words”

Vấn đề xét hỏi trong phiên tòa?

Theo đó trong phần xét hỏi thì hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc; từng tội trong vụ án và từng người; chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi; quyết định người hỏi trước; người hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Khi xét hỏi từng người; chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định; định giá tài sản. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.

Bị cáo nói lời sau mà kiên quyết không nhận tội thì sao?

Về vấn đề này sẽ có 2 trường hợp xảy ra: thứ nhất là HĐXX cần xem xét lại các tình tiết; chứng cứ mà chưa rõ ràng; sáng tỏ của vụ án để xác định tại sao người phạm tội không nhận tội (kêu oan). Thứ hai là lời nói thể hiện sự chưa ăn năn hối cải của bị cáo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận