Cách xác định mức bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông và một số lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến khác như vi phạm biển cấm quay đầu xe… Vậy lỗi quay đầu xe tại nơi có biển cấm quay đầu bị xử phạt như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Như thế nào được xem là mắc lỗi quay đầu xe ô tô?
Hiện có rất nhiều người lầm tưởng, quay đầu xe là thao tác đơn giản, ai quay thì cứ quay, “đè đường” 1 chút cũng chẳng sao. Thế nhưng chính những lầm tưởng đó đã khiến các bác tài bị “thổi còi” liên tục.
Theo quy định tại các khoản 3, 4 tại điều 15 Luật Giao thông đường bộ về việc quay đầu xe ô tô gồm:
“Trong dân cư, người điều khiển xe ô tô, xe máy chỉ được quay đầu tại khu vực có đường giao nhau cũng như biển báo cho phép quay đầu xe” – Khoản 3 điều 15
“Không được quay đầu xe tại phần đường dành cho người đi bộ, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, hầm đường bộ, đường cao tốc, đường bộ giao nhau với đường sắt, đường hẹp, đường dốc hay đoạn đường bị che khuất tầm nhìn.” Khoản 4 điều 15.
Theo đó, các bác tài chỉ được phép quay đầu xe ô tô tại nơi giao nhau cũng như nơi có biển báo cho phép quay đầu tại khu dân cư. Nếu làm trái những quy định nêu trên được xem là vi phạm lỗi quay đầu xe ô tô.
Lỗi quay đầu xe tại nơi có biển cấm quay đầu bị xử phạt như thế nào?
Mức phạt đối với xe mô tô quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe
Tại nơi đã gắn biển báo “Cấm quay đầu xe” thì bất kỳ loại phương tiện gì, bao gồm mô tô, xe máy nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định về lỗi quay đầu xe máy này đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể, điểm p Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
p) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
Như vậy, nếu điều khiển phương tiện mà vi phạm quy định về quay đầu xe tại nơi có biển báo cấm quay đầu xe thì bạn sẽ bị xử phạt tiền với mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Mức phạt đối với xe ô tô quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe
Đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ là xe ô tô, trong trường hợp không quay đầu xe đúng luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe được quy định tại điểm k Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;
Như vậy, nếu vi phạm cách quay đầu xe ô tô tại nơi có biển báo giao thông cấm quay đầu xe thì bạn sẽ bị xử phạt tiền với mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Lái xe sử dụng ma túy khi điều khiển xe ô tô bị xử phạt như thế nào?
Đối với trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là ô tô, Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Ngoài hình thức phạt tiền như trên, người lái xe sử dụng chất kích thích còn chịu hình phạt bổ sung được quy định tại Khoản 11 Điều này như sau:
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Lái xe sử dụng ma túy khi điều khiển xe máy bị xử phạt như thế nào?
Trong trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là xe máy, Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i)Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ
Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị xử lý phạt bổ sung được quy định tại điểm g, khoản 10 Điều này như sau:
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng
Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tước giấy phép lái xe và Giữ giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?
- Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định bị xử lý thế nào?
- Lùi xe trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lỗi quay đầu xe tại nơi có biển cấm quay đầu bị xử phạt như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đối với xe gắn máy không có hoặc không gắn biển số xe sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đồng thời tịch thu Giấy đăng ký xe (Theo điểm c khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019).
Đối với ô tô không có hoặc không gắn biển số xe sẽ bị phạt tiền gấp 10 lần xe máy ở mức từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng; tước GPLX từ 01 – 03 tháng (Theo điểm b, khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019).