Chào luật sư! Tôi có theo dõi tin tức và biết được vào khoảng thời gian đầu năm mới; tại nhiều điểm vui chơi công cộng; các đình, chùa, miếu thường xuất hiện nhiều đối tượng có hành vi bói toán; lên đồng với mục đích trục lợi và không ít người nhẹ dạ cả tin đã mất tiền cho các đối tượng này.
Gần đây nhất là sự việc 1 nam thanh niên tự xưng là thánh (thường được gọi là cậu Đ.); vào khoảng 8 giờ tối thường ngày; nam thanh niên phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội tiktok; thực hiện xem bói online miễn phí; sau đó là bán vòng tay và bùa hộ mệnh để trừ tà. Hành vi này cũng có thể coi là lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi; gây ảnh hưởng đến niềm tin; tự do tín ngưỡng; tiền bạc và sức khỏe; tính mạng của nhân dân. Vậy tôi muốn hỏi hành vi lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử lý như thế nào? Rất mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về vấn đề Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nghị định 158/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Mê tín dị đoan là gì?
Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về khái niệm mê tín dị đoan; tuy nhiên dựa trên thực tế; có thể hiểu mê tín dị đoan là tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn cứ khoa học; tin vào ma quỷ, thánh thần, định mệnh, dẫn đến mất lý trí, hành động trái lẽ thường; gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội; như: tin vào bói toán để kết hôn hoặc ly hôn; chữa bệnh bằng phù phép; bùa ngải…
Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân được hiểu là hành vi lợi dụng sự mê tín của nhân dân để đem lại lợi ích cho bản thân mình; có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần như: sự nổi tiếng; tiền bạc;…
Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử lý như thế nào?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hành vi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP hoặc bị xử lý hình sự về Tội hành nghề mê tín dị đoan theo quy định tại Điều 320 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên; khi xác định hành vi hành nghề mê tín; dị đoan cần phân biệt với đời sống tâm linh; quyền tự do tín ngưỡng. Mê tín, dị đoan bị Nhà nước cấm; còn tự do tín ngưỡng là quyền của mọi người được pháp luật bảo vệ. Cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính
Đối với hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi thì tùy theo tính chất; hậu quả của hành vi và các đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính; theo quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158 ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo đó; Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.
Khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này như sau: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Như vậy, cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn,… và các hình thức tương tự khác để trục lợi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hoạt động trục lợi này.
Xử lý hình sự
Ở mức độ nghiêm trọng hơn; hành vi lợi dụng mê tín dị đoan sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 320 Bộ luật hình sự.
Hình phạt áp dụng:
Khung 1:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2:
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với các trường hợp:
- Làm chết người.
- Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hình phạt bổ sung:
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính trên; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; đối với hành vi dùng bói toán; đồng bóng hoặc các hình thức mê tín; dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Dấu hiệu pháp lý của tội hành nghề mê tín dị đoan
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này theo quy định của Bộ Luật hình sự.
Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự công cộng; ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng; sức khỏe và tài sản của người khác.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mặt khách quan
- Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành nghề mê tín; dị đoan bằng các hình thức như: Bói toán; đồng bóng hoặc các hình thức khác. Trong đó; hành nghề mê tín; dị đoan là hình thức kiếm tiền bằng việc bói toàn; đồng bóng hoặc hình thức khác. Bói toán là đoán về quá khứ và tương lai; như: gieo quẻ; căn cứ vào chỉ tay; lông mày; nốt ruồi;… để đoán số mệnh;… Đồng bóng là hình thức cúng lễ; gọi hồn rồi thông qua người này đề nói về quá khứ; hiện tại; tương lai.
- Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Những trường hợp được coi là gây hậu quả nghiêm trọng: Gây thiệt hại cho tính mạng; sức khỏe hoặc tài sản của ngưòi khác; Gây mất trật tự an toàn công cộng. Trong trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng; nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể bạn quan tâm
- Tội hành nghề mê tín dị đoan theo quy định Bộ luật hình sự 2015
- Đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội xử phạt ra sao?
- Tín ngưỡng và mê tín dị đoan được pháp luật quy định như thế nào?
Như vậy; đối với hành vi lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân; tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Cung cấp thông tin có nội dung cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng;
Như vậy, trường hợp tổ chức cung cấp thông tin thì có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Mức phạt này là mức phạt đối với tổ chức (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP).
Xem phong thủy không phải là một hành vi mê tín dị đoan. Việc xem phong thủy tuy có tin vào sự tốt lành, thịnh vượng tuy nhiên nó là một phương pháp nghiên cứu khoa học; dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành; xuất phát từ xa xưa ở Trung Quốc. Chính vì thế mà sự tin tưởng vào phong thủy cũng được xem là có căn cứ; hay nói cách khác việc xem phong thủy không phải là hành nghề mê tín dị đoan.