Hiện nay, tình trạng đua xe trái phép cũng như cổ vũ đua xe trái phép diễn ra ngày càng nhiều. Những cô cậu thanh niên tổ chức đua xe ngay cả trên đường cao tốc và cổ vũ reo hò. Vậy lỗi cổ vũ đua xe trái phép phạt bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Lỗi cổ vũ đua xe trái phép phạt bao nhiêu?
Hiện nay, mức phạt đối với các hành vi đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép được quy định cụ thể tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông | 01 – 02 triệu đồngBị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi) |
2 | Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép | 01 – 02 triệu đồng |
3 | Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép | 10 – 15 triệu đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng và tịch thu phương tiện |
4 | Đua xe ô tô trái phép | 20 – 25 triệu đồngTước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng và tịch thu phương tiện |
Đua xe trái phép có thể bị xử lý hình sự
Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã quy định riêng một tội danh với người đua xe: Tội đua xe trái phép.
Tội này chỉ áp dụng với người đua xe có động cơ, không áp dụng với người đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo. Cụ thể như sau:
Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, người đua xe có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 – 10 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu – dưới 500 triệu đồng;
- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- Tham gia cá cược;
- Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
- Tại nơi tập trung đông dân cư;
- Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
- Tái phạm nguy hiểm.
Hiện nay, khung hình phạt cao nhất đối với tội này là 20 năm tù giam đối với hậu quả làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Thực trạng hành vi đua xe trái phép hiện nay
Có thể nói hiện tượng đua xe trái phép không chỉ gia tăng về số lượng người tham gia mà còn tăng thêm cấp độ nguy hiểm. Thay vì tụ tập ở các tuyến đường vắng, nhiều đối tượng thanh thiếu niên chặn làn xe ô tô trên quốc lộ, thậm chí là cao tốc để tổ chức đua xe trái phép.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên đua xe. Những người ở độ tuổi này thường dễ bị rủ rê, lôi kéo. Khi các em tham gia đua xe, đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, biết những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, nhưng vì muốn tìm cảm giác lạ trên đường phố, nên các em sẵn sàng lao vào các cuộc đua. Bên cạnh đó, tình trạng nuông chiều, thiếu sự giám sát, buông lỏng quản lý con cái khá phổ biến ở nhiều gia đình. Điều này dẫn đến việc không thường xuyên nắm bắt được tư tưởng, hành vi, sinh hoạt hằng ngày của con cái mình để giáo dục, uốn nắn.
Thứ nhất, nhu cầu được trải nghiệm cảm giác mạnh khi đối diện với nguy hiểm, với là đặc điểm tâm lý có thật ở một số người. Hoạt động thể thao mạo hiểm như đua xe mô tô giúp con người thoả mãn nhu cầu đó. Ở nước ta hiện nay, các hoạt động đua xe mạo hiểm chưa được tổ chức rộng rãi tại sân vận động, với các cuộc thi quy tụ các tay đua chuyên nghiệp. Sự thiếu vắng sân chơi này là một trong số nguyên nhân đưa thanh niên đến các cuộc đua tự phát.
Thứ hai, hạ tầng giao thông hiện nay ở nhiều địa phương rất tốt, phương tiện xe máy cá nhân đã phổ cập, tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn trải nghiệm cảm giác mạnh khi thực hiện hành vi đua xe.
Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật hạn chế. Đối tượng tham gia các vụ đua xe trái phép hầu hết là thanh, thiếu niên. Đây là độ tuổi rất hiếu động, bốc đồng, ham hiểu biết, thích cảm giác mạnh và luôn có ham muốn tự thể hiện mình với người xung quanh, không muốn bị chê là nhát, là kém. Những người ở độ tuổi này thường có những hạn chế nhất định về nhận thức và khả năng kiểm soát hành vi, dễ bị rủ rê, lôi kéo. Khi tham gia đua xe trái phép, họ biết hành vi đó là vi phạm pháp luật, nhận thức được nguy cơ xảy ra tai nạn, nhưng vì chủ quan tin rằng hậu quả không xảy ra, hoặc muốn tìm cảm giác mạnh, muốn chứng tỏ bản thân…nên họ sẵn sàng lao vào các cuộc đua bất chấp nguy hiểm. Ban đầu, có thể là những hành vi thiếu ý thức, nhưng tham gia vài lần không bị ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc, hình thành nên thói quen vi phạm pháp luật.
Thứ tư, nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Nhiều người không hiểu việc đua xe trên đường phố là vi phạm pháp luật, nên có thái độ thờ ơ, bàng quan, bỏ mặc, thậm chí nhiều người còn cổ vũ nhiệt tình cho cuộc đua trái phép, hỗ trợ các đối tượng đua xe bằng việc cản trở các phương tiện giao thông trên đường, ngăn cản những người thi hành công vụ trong việc chặn bắt, xử lý người tham gia đua xe trái phép. Hành động của họ lại là tác nhân thúc đẩy, dung dưỡng cho tệ nạn đua xe trái phép tồn tại và phát triển.
Thứ năm, tình trạng nuông chiều, thiếu sự giám sát, buông lỏng quản lý con cái khá phổ biến ở nhiều gia đình. Điều này dẫn đến việc không thường xuyên nắm bắt được tư tưởng, hành vi, sinh hoạt hàng ngày của con cái mình để giáo dục, uốn nắn. Chẳng hạn, nếu quan tâm đến con cái, bố mẹ sẽ nhận ra chiếc xe máy của con đã được thay đổi kết cấu…đó là dấu hiệu của việc con tham gia đua xe, để kịp thời ngăn chặn.
Thứ sáu, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kỹ năng sống cho thanh thiếu niên ở trường học và trong các cộng đồng dân cư chưa thường xuyên và phát huy hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Có thể tiếp tục sử dụng bằng lái hạng B2 khi mắt bị cận nặng không?
- Thi thêm bằng C khi đã có bằng lái xe B2 được không?
- Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Lỗi cổ vũ đua xe trái phép phạt bao nhiêu?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn tham khảo thủ tục hủy hóa đơn giấy đã phát hành cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 2 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt người đua xe trái phép như sau:
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
Đồng thời Điểm b Khoản 4 Điều này cũng quy định trường hợp vi phạm ở Khoản 2 Điều này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Như vậy, đua xe máy trái phép sẽ bị tịch thu xe.
Một là, tăng cường truyền thông thay đổi hành vi, hướng tới đối tượng mục tiêu là thanh thiếu niên. Đây là giải pháp có tính căn cơ, bền vững.
Hai là, tạo sân chơi cho những người ưa thích mạo hiểm được trải nghiệm cảm giác mạnh tại các cuộc đua được tổ chức bài bản, an toàn.
Ba là, Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, khai thác thông tin mạng xã hội, ứng dụng OTT, thông tin từ các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống camera giám sát, camera của người dân… để xác định thời gian, phương thức, thủ đoạn các cá nhân tổ chức đua xe trái phép.
Mặt khách quan
Hành vi: Chủ thể chủ đua xe trái phép chủ động chuẩn bị phương tiện, địa điểm và điều khiển xe đến địa điểm tập kết để thực hiện hành vi đua xe trái phép.
Hành vi quan trọng nhất được cho là hoàn thành tội phạm đua xe trái phép là hành vi bắt đầu điều khiển xe tham gia cuộc đua.
Trường hợp nếu đối tượng đua xe trái phép đang điều khiển phương tiện đến địa điểm đua xe mà bị bắt giữ thì không cấu thành tội đua xe trái phép. Chỉ bị xử lý nếu có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.
Tuy nhiên, nếu các đối tượng thực hiện hành vi đua xe với các cuộc đua “nhỏ” khi đang trên đường đến địa điểm đua xe thì vẫn được xem là cấu thành tội đua xe trái phép.
Hậu quả được xem là dấu hiệu bắt buộc cho tội phạm này.
Mặt chủ quan
Hành vi đua xe trái phép hình thành do lỗi cố ý. Vì người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
Chủ thể
Chủ thể của hành vi đua xe trái phép là các chủ thể có độ tuổi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12 BLHS 2015 và khoản 3 điều 1 Luật sửa đổi BLHS 2017.
Khách thể
Hành vi đua xe trái phép xâm phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ; Đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe của những người cùng tham gia giao thông khác.