Lệ phí đo đạc và cắm mốc

24/02/2023
le-phi-do-dac-va-cam-moc
280
Views

Chào Luật sư, hiện tại các cọc cắm, ranh giới mà trước đây các cán bộ xã phân chia khi giao đất đã bị mất dấu cọc thì tôi có thể nhờ các cán bộ địa chính xuống đo, và cắm lại mốc ranh giới lại cho tôi được không? Và lệ phí khi yêu cầu đo đạc và cắm mốc lại được tính như thế nào?Ngoài ra Luật sư có thể giải thích giúp tôi tại sao lại phải xác định ranh giới, phân chia các thửa đất với nhau? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, cảm ơn Luật sư.

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Về vấn đề “lệ phí đo đạc và cắm mốc” mà bạn đọc đang quan tâm chúng tôi xin giải thích chi tiết cho bạn đọc qua bài viết ” lệ phí đo đạc và cắm mốc” dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Thông tư 25/2014/TT-BTNMT

Quy định về ranh giới thửa đất như thế nào?

Trên thực tế và trong các văn bản pháp luật về đất đai trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, đều có cách hiểu thống nhất về ranh giới thửa đất. Tại mục d điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ranh giới với nội dung cụ thể như sau:”Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.”

Trong một số trường hợp đặc biệt ranh giới thửa đất được xác định:

  • Đối với trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì pháp luật quy định ranh giới được xác định sẽ là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó.
  • Đối với trường hợp ruộng bậc thang thì ranh giới được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người khi các chủ thể đó cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa).
  • Đối với trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0.5m thì ranh giới của thửa đất sẽ được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trong trường hợp độ rộng của đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0.5m thì ranh giới thửa đất sẽ được xác định dựa theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.

Mục đích đo đạc, xác định ranh giới thửa đất

Việc thực hiện đo đạc đất để nhằm các mục đích:

  • Đo đạc đất để nhằm làm sổ đỏ: Sổ đỏ là nơi thể hiện gần như đầy đủ nhất các thông tin được đưa ra về mảnh đất, trong đó có diện tích đất và ranh giới đất;
  • Đo đạc đất để nhằm mục đích tránh tranh chấp: Tranh chấp ranh giới, hàng rào là chuyện xảy ra rất nhiều tại Việt Nam. Việc đo đạc xác định ranh giới đất là để nhằm mục đích có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định pháp luật hiện hành;
  • Đo đạc đất để nhằm mục đích giải quyết tranh chấp đất đai: Trường hợp các bên xảy ra tranh chấp ranh giới đất trong khi ranh giới chưa được xác định hoặc không xác định rõ thì việc thực hiện đo lại diện tích đất ở cũng được xem là một trong số các giải pháp có ý nghĩa và vai trò quan trọng giúp giải quyết tranh chấp.

Và thủ tục thực hiện đo đạc đất là việc làm bắt buộc khi các mảnh đất được nằm liền kề nhau. Ranh giới tuy nhỏ nhưng nó chính là đường phân cách xác định quyền của các chủ sở hữu khác nhau. Thủ tục thực hiện đo đạc đất nhằm mục đích để có thể tránh các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp về đất đai trong cuộc sống hàng ngày.Ranh giới thửa đất được xác định theo nhiều căn cứ cụ thể khác nhau và việc xác định ranh giới đất cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích mảnh đất.

Lệ phí đo đạc và cắm mốc

Căn cứ theo điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định:

  • Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ;
  • Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Và cũng căn cứ vào Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 việc xác định ranh giới thửa đất được áp dụng như sau:” Điều 11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

  • Xác định ranh giới thửa đất
    • Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực);
    • Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.”

Về lệ phí đo đạc, theo quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 trong danh mục các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bao gồm:

  • Phí chợ;
  •  Phí qua đò;
  •  Phí qua phà (đối với phà thuộc địa phương quản lý);
  • Phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước;
  • Phí qua cầu (đối với cầu thuộc địa phương quản lý);
  • Phí vệ sinh;
  • Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô;
  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính;
  • Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất,…

Dựa vào các quy định trên có nghĩa là trong trường hợp thửa đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Khi ranh giới thực địa ở trên mảnh đất của các chủ thể thì các chủ thể có thể xin trích lục sơ đồ thửa đất để nhằm mục đích xác định đất của gia đình mình và cần phải yêu cầu cơ quan địa chính xuống đo, kiểm tra và cắm lại mốc ranh giới. Nếu yêu cầu cơ quan địa chính xuống đo đạc, cắm mốc sẽ phải mất phí và mức phí sẽ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Để chính xác mức phí đo đạc địa chính cần xác định địa phương nơi bạn đang sinh sống, có diện tích đất đai xem xét mức phí quy định theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để so sánh, đối chiếu mức phí mà họ yêu cầu nêu trên.

Lệ phí đo đạc và cắm mốc
Lệ phí đo đạc và cắm mốc

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.

Thông tin liên hệ

Trên đây Luật sư 247 đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết về vấn đề ” lệ phí đo đạc và cắm mốc” mà bạn đọc đang quan tâm. Bạn đọc có những quan tâm, thắc mắc về vấn đề pháp lý khác như mẫu đơn xin tách sổ đỏ,.. hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao để nhận được tư vấn giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0833102102.

Mời bạn đọc thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin đo đạc lại đất gồm những gì?

Hồ sơ xin đo đạc lại đất cần những giấy tờ sau:
– Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của Văn phòng đăng ký đất đai);
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.
Nếu không đủ điều kiện thì các chủ thể có thể yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích lý do.

Thủ tục đo đạc, cắm mốc xác định lại ranh giới đất gồm những gì?

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì ta nhận thấy việc đo đạc, xác định lại ranh giới đất thuộc chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai. Điều 72a Nghị định 43/2014/NĐ-CP này quy định về thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp sổ đỏ với nội dung cụ thể như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền: Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại Văn phòng đăng ký đất đai:
+  Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân;
+Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền
+  Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thì việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bước 2: Tổ chức đo đạc: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định sẽ căn cứ cụ thể vào các hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành việc lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo đúng quy định pháp luật và thực hiện thông báo cho các chủ thể là những người sử dụng đất thời gian xuống để kiểm tra, đo đạc thực tế.Sau khi các chủ thể đã ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thực hiện bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 01 bộ hồ sơ địa chính theo quy định pháp luật.
– Bước 3: Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới:Sau khi các chủ thể đã nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo, chủ thể là người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.